Chương 56: Ngày tàn của quyền thần
Trương Phúc Loan là một đại thần dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, sau khi chúa mất, Loan được thăng làm Quốc phó, giữ việc ở Bộ hộ, trông coi cơ Trung tượng kiêm Tào vụ và cho thu thuế sản vật ở những nơi khai thác mở vàng như nguồn Thu Bồn, nguồn Đồng Hương, Trà Sơn.
Loan sai người thu riêng cho mình được vô số vàng mà nộp thuế cho triều đình thì chỉ có 2 phần, 8 phần bỏ túi, thế nên của cải nhà Loan chất cao như núi. Hai con của Loan được lấy công chúa, cả nhà đều quyền thế nên ra sức lập bè đảng nắm giữ những nơi trọng yếu.
Chính vì thế mà Loan ngày càng luông tuồng, khuấy đảo triều chính, mua quan bán chức tước, thu thế nặng nề làm cho dân chúng càng thêm đói khổ, người ta gọi Loan là Trương Tần Cối.
Người dân xứ Đàng Trong đều rất căm ghét Loan, quận Việp cũng nhân đó mà lấy làm cớ để tiến quân. Hoàng Ngũ Phúc còn viết ra một lời hịch hẳn hoi mà bố cáo với thiên hạ, hịch rằng:
''Tả tướng Trương Phúc Loan khí chất nhỏ hẹp như cái đấu, tâm địa thì gian tà như ma, như quỷ. Vin bám khuê cổn tình thân, trộm lấy chức trọng của triều đình. Tin dùng k·ẻ g·ian nịnh, hãm hại đấng trung lương của nước. Li gián người cố cựu, mưu lập bè đảng. Chiêu nạp thêm vây cánh mưu lợi riêng mình. Giết người nọ lập người kia, nguy hiểm chẳng khác nào lang sói.
Thẳng tay gây khốn cho trăm họ, cũng áo xiêm mà thực là lũ chiêm muông. Nặng thuế khóa để nặng máu mủ dân, bớt lương quân để cắt nanh vuốt. Chính sự cấp bách như lửa cháy chân mày, h·ình p·hạt nặng nề như con mắt b·ị đ·âm, chuốc oán với dân gây ra mối loạn. Đến nỗi Tây Sơn chỉ là bọn dân hèn, tụ tập như đàn ong, lũ kiến cũng có thể chiếm được Quảng Nam màu mỡ, nhanh như heo bị đuổi.
Giặc như lửa quạt ngất trời, dân biên cõi lầm than. Vậy nên, ta đem đội quân đang lúc sức hăng, trước là trừ diệt đứa cường thần, sau là lo dẹp phường nghịch tặc''
Lời hịch truyền ra rộng rãi, trong triều đình nhà Nguyễn có nhiều quan lại bắt đầu rụt rịch liên kết lại mà chống đối với bè phái của Loan.
Tin quân Trịnh liên tục công chiếm thành trì ở dinh Quảng Bình làm chúa Nguyễn ngày đêm lo lắng. Tháng 11, Trịnh Sâm thân chinh cầm quân vào Nghệ An hỗ trợ Hoàng Ngũ Phúc, tình thế triều đình ở Phú Xuân vô cùng nguy cấp, nếu như không thể cản được bước tiến quân của Phúc thì e là kinh thành khó giữ được.
Trong triều có rất nhiều quan lại rất ghét Loan, muốn trừ diệt nhưng bài học của bọn Tá, Văn của năm trước vẫn còn như in nên dù căm ghét nhưng chẳng ai dám chống lại.
Vào năm Quý Tị (1773) thấy Trương Phúc Loan lộng quyền, một số tông thất và đại thần trong triều tìm cách trừ Loan nên mật giao cho quan Hàn lâm Ngô Đình Thứ và Tri phủ Trần Giai Đạo lén trộm ấn son làm giả thư của Loan thông đồng với quân Tây Sơn vứt ngoài đường. Tham mưu Tá bắt được thư lúc tuần tra đem trình cho Nội tả Chưởng cơ Bộ doanh là Nguyễn Phúc Văn, Văn trình với Định Vương xin trị tội Loan nhưng Loan một mực kêu oan nên Định Vương bỏ qua.
Phúc Loan cho rằng Tham mưu Tá và Phúc Văn thông đồng hãm hại mình nên ngầm bắt giam Tá rồi g·iết c·hết trong ngục. Đồng thời, cho người giả thư tố cáo Phúc Văn theo Tây Sơn yêu cầu tra xét ngay. Phúc Văn biết Loan mưu hại nên bỏ trốn nhưng bị Loan sai Cai đội Nguyễn Phúc Hương đuổi theo bắt được và dìm c·hết ở phá Tam Giang.
Nay quân Trịnh tiến sát kinh thành, lại bố cáo thiên hạ việc trừ quyền thần Trương Phúc Loan, nên các đại thần trong triều đã có được cớ, danh chính ngôn thuận mà hợp mưa trừ đi tên Quốc phó này.
Một hôm, Chưởng dinh Nguyễn Cửu Pháp cùng đại thần Tôn Thất Huống đến phủ của Tiết chế thủy bộ Nguyễn Phúc Cường bàn về kế sách bắt Loan.
Nhìn thấy hai vị đại thần đến bái phỏng, Phúc Cường vội vàng ra đón, cả hai người chắp tay cúi người hành lễ:
''Công tử''
''Hai vị vào trong trước đã, đừng để người ngoài trông thấy''
Bước vào phòng Cửu Pháp vội nói:
''Tình thế của chúng ta bây giờ như lửa cháy lông mày, nếu như không có kế sách ngăn chặn quân Trịnh e là kinh thành lâm nguy mất, nay thần cùng với Huống huynh đến đây để bàn với công tử việc này''
Cường ra vẻ khó khăn
''Bây giờ ta cũng rối như hai vị, các tướng trấn giữ ở dinh Quảng Bình chưa đánh đã hàng, tên cẩu tặc Kiêm Long lại còn tiếp tay cho quân Trịnh, thật là…haizz''
Lúc này đại thần Tôn Thất Huống mới nói:
''Trịnh Sâm lấy cớ diệt quyền thần mà cho quân xuôi nam, nay ta bắt tên kia mang đi nộp cho quân Trịnh, để cho hắn ta phải tạm thời mà không tiến quân nữa''
Cường thở dài:
''Vết xe đổ của các đại thần năm trước còn đó, nếu lỡ như chuyện không thành, ta và hai vị cũng khó tránh khỏi c·ái c·hết''
Cửu Pháp thầm nghĩ [công tử là người nắm binh quyền, sao lại không có cái dũng của bậc cầm quân, nếu cứ lo sợ điều này, lo sợ điều kia thì đại sự sao có thể làm]
Nghĩ vậy Cửu Pháp vội nói:
''Công tử chớ lo việc ấy, năm trước mọi người vì vội vã mà mắc sai lầm, nay trong triều ai ai cũng đều rụt rịch liên kết chống lại tên kia, quân Trịnh lại đe dọa từ xa, các bè phái của tên kia ắt hẳn cũng sẽ không dám làm loạn, hắn ta bây giờ bắt đầu bị cô lập, chỉ cần ta chúng ta phối hợp với nhau bài ra kế dẫn dụ hắn vào cung là có thể bắt được''
Huống cũng nói thêm vào:
''Bây giờ công tử cứ bàn bạc với hoàng thượng việc này, hoàng thượng đang tìm mọi cách để có thể ngăn chặn bước tiến của quân Trịnh, nếu nghe qua kế sách này ắt hẳn người sẽ phê chuẩn ngay''
Phúc Cường thấy hai vị đại thần nói thì thầm nghĩ [nếu như có bệ hạ chống lưng thì ta còn gì phải sợ, giả như bàn với người mà không chấp thuận thì cùng lắm là chỉ bị trách mắng qua loa, còn nếu thành thì sau này mình cũng sẽ được người trọng dụng nhiều hơn]
''Ta sẽ vào triều để tâu lên với hoàng thượng việc này, sẽ sớm báo lại với hai vị trong nay mai''
Pháp và Huống nghe thế thì cả mừng:
''Mọi việc chờ tin của công tử''
Phúc Cường nói thêm:
''Việc quân Trịnh lấy cớ ai ai cũng đã rõ, ta nghĩ tên kia sẽ có hành động để chừa cho mình con đường hậu, vàng bạc của cải của hắn ta chất cao như núi, nếu hắn ta mang đi mà mua chuộc tên hoạn quan kia thì chúng ta khó biết được việc gì có thể xảy ra''
Cửu Pháp gật gù:
''Công tử quả nhiên là người thận trọng, việc này cũng rất có thể xảy ra, hạ thần sẽ bí mật mang binh đi phục hết tất cả các nẻo đường, chỉ cần có người của tên kia đi qua, hạ thần sẽ bắt giữu hết toàn bộ, đề phòng việc bất trắc. Còn Huống huynh thì thu xếp việc đối phó với bè lũ tay sai của tên kia, nhất là tên Bộ hộ Thái Sinh''
Phúc Cường gật đầu:
''Cứ như vậy đi, bây giờ ta phải đi ngay, việc này không thể chậm trễ''
Ba người tản ra, ai lo việc nấy. Phúc Cường tới cung yết kiến Định Vương bàn về kế sách liền được ân chuẩn ngay.
Phía bên chỗ của Cửu Pháp cũng bắt được một nhóm người do Loan phái đi, mang theo nhiều vàng bạc để đút lót cho Hoàng Ngũ Phúc. Sau khi bắt được nhóm người này, Pháp ra lệnh cho quân g·iết hết tất cả, còn của cải thì bí mật mang về nộp lên cho triều đình.
Sáng hôm ấy, khi Loan đang ở trong phủ thì có một vị công công đến truyền chỉ, gọi Loan vào triều gấp để bàn việc chống lại quân Đàng Ngoài.