Chương 57: Phú Xuân thất thủ
Chương 57: Phú Xuân thất thủ
Đoạn thời gian này Loan phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ, đoàn người đi liên lạc với Hoàng Ngũ Phúc lại chưa về, nay nhận chỉ của chúa nếu như thoái thác không đi thì mang tội khi quân. Loan giả vờ nói với công công truyền chỉ phải thay trang phục chỉnh tề rồi vào triều, sau đó Loan cho gọi thân tín vào dặn dò
''Nay chúa triệu vào gấp, lòng ta cứ thấp thỏm không yên e là có chuyện chẳng lành, ngươi nhanh chóng đi đến phủ của Bộ hộ Thái Sinh truyền lời của ta, nếu như trong cung có biến thì nhanh chóng xuất quân vào ứng cứu''
Tên thuộc hạ tuân mệnh đi ngay. Loan cũng theo công công lên đường vào triều.
Loan vào triều được đưa thẳng tới nội viện, khi nhìn thấy chúa cùng với Tiết chế Nguyễn Phúc Cường và Chưởng dinh Nguyễn Cửu Pháp đang ngồi chờ thì Loan cả kinh, trong lòng nghĩ [hai kẻ này thuộc phe đối nghịch, chúa lại ở cùng họ bàn luận, ắt là tính chuyện bắt ta đây mà]
Nghĩ vậy, Phúc liền xoay người muốn chạy. Cửu Pháp phản ứng rất nhanh, vội hét lớn:
''Nhanh, bắt lấy gian thần''
Quân lính đã được dặn dò từ trước nên liền vây lại bắt trói lấy Loan áp giải đến trước mặt chúa.
Loan mếu máo nói:
''Bệ hạ, xin người hãy nhớ tới công lao của thần phò tá người lên ngôi mà tha cho thần một mạng. Thần nguyện đem hết của cải ra đưa vào quốc khố, thần cũng nguyện cáo lão hồi hương, chỉ xin bệ hạ đừng giao thần cho giặc''
Định Vương nhìn Loan thở dài lắc đầu rồi khoát tay:
''Mang tên loạn thần này giam lại, canh phòng thật kỹ không được có sơ sót''
Khi quân lính áp giải Loan đi rồi chúa mới thở dài
''Liệu rằng kế sách này có ngăn được bước tiến của quân Trịnh hay không''
Phúc Cường lên tiếng bẩm:
''Bẩm bệ hạ, nếu chỉ giao nộp người thì e là khó ngăn được quân Trịnh, thần có kiến nghị này, chúng ta vừa giao nộp người vừa mang vàng bạc kèm theo biểu, khải và thư dâng lên cho Vua Lê, Chúa Trịnh và Hoàng Ngũ Phúc để làm kế hoãn binh.
Chúa Trịnh tuy nắm thực quyền nhưng hư danh của Vua Lê không phải là vô dụng, một mặt ta dâng biểu lên vua, một mặt cho người loan tin về nội dung để cho tất cả người dân trong thiên hạ được rõ, nếu như quân Trịnh vẫn không chịu lui quân thì sẽ trái với lời hịch và dã tâm của chúng cũng bị phơi bài ra.
Còn tên hoạn quan kia là kẻ ưa thích tiền tài, chúng ta cứ ra sức mua chuộc để hắn chậm lại bước chân''
Định Vương gật gù:
''Đây cũng là một kế hay, các vị ái khanh cứ theo đó mà làm''
Nói xong lời này, Định Vương ra chiều mệt mỏi, khoát tay cho hai người lui ra.
Tin tức Loan b·ị b·ắt giam nhanh chóng đến tai của Bộ Hộ của Thái Sinh, hắn ta liền cho tập hợp binh sĩ, bè phái lại chuẩn bị vào triều làm loạn, nhưng việc chưa kịp làm thì đã bị binh lính của Tôn Thất Huống bao vây bắt lại tất cả đem giam vào ngục. Thái Sinh bị giam trong ngục tối, ngày đêm chịu cực hình nên không lâu sau thì c·hết. Những quan viên theo phe của Loan thấy những kẻ cầm đầu đã b·ị b·ắt thì không dám vọng động nữa.
Của cải nhà Loan phần bị triều đình tịch thu, phần thì bị dân chúng tụ hợp lại c·ướp phá không còn gì. Hai con của Loan mang theo một lượng lớn vàng bạc chạy trốn, tìm cách liên hệ với Hoàng Ngũ Phúc mong cứu được phụ thân mình.
Khi nghe được tin phụ thân đã bị áp giải nộp cho Hoàng Ngũ Phúc thì con của Loan là Trương Phúc Tuấn vội vàng mang theo vàng bạc đến hối lộ cho tất cả các tướng lĩnh trong quân và Hoàng Ngũ Phúc
Phúc hỏi:
''Vàng bạc của ngươi từ đâu mà có''
Tuấn run run trả lời:
''Bẩm tướng quân, vàng bạc này là do bán ruộng đất trong nhà mà có, chỉ mong chút ít lòng thành này có thể cầu xin tướng quân hãy khoan giải phụ thân của tiểu nhân về kinh thành Thăng Long''
Phúc cười to mà nói:
''Vàng bạc ngươi có là của cải bất nghĩa, vơ vét của dân chúng mà có được, nay ngươi lại muốn mang nó ra hối lộ cho ta hòng chạy tội cho phụ thân người à''
''Người đâu, lôi tên này ra ngoài, nếu còn lãng vãn quanh đây g·iết không tha''
Tuấn bị lôi ra ngoài thì tức muốn hộc máu, tiền bạc của cải hối lộ mất sạch, tính mạng của phụ thân coi như không thể cứu được lại bị đuổi ra như một con chó.
(Về sau Loan bị áp giải về Thăng Long, nhưng trên đường bệnh nặng rồi c·hết vào mùa đông năm Bính Thân (1776) kết thúc một đời của kẻ quyền thần bậc nhất triều Nguyễn)
Về phía quân của Hoàng Ngũ Phúc sau khi triều đình nhà Nguyễn giao nộp Trương Phúc Loan thì vẫn không lui quân, mà vin vào cớ giặc cỏ Tây Sơn vẫn còn đang làm loạn nên cho quân tiến gần hơn kinh thành Phú Xuân.
Tháng 12 năm Giáp Ngọ (1774) quân Trịnh t·ấn c·ông thẳng vào thành Phú Xuân. Cấm binh bảo vệ kinh thành không chống đỡ nổi, thân binh phải bảo vệ chúa Nguyễn Phúc Thuần theo đường biển về Quảng Nam, còn hoàng tôn Dương thì vượt đèo Hải Vân chạy vào Quảng Nam. Nguyễn Cửu Dật được chúa triệu gấp hộ giá. Chúa Nguyễn phong cho Hoàng Tôn Dương làm thế tử trấn thủ Quảng Nam.
Lúc này ở Mỹ Thị
Lân ngoài việc xây dựng thêm các lô cốt, còn cho quân đào thêm các công sự dọc theo các sườn đồi để phòng thủ. Còn trên trục lộ chính ở những vị trí có đồi núi hiểm trở, Lân cho quân vận chuyển xi măng lên sau đó tạo hình và đổ thành các khối bê tông tròn, phía dưới những khối bê tông này là các bệ sắt để giữ cho cầu bê tông không bị lăn đi.
Công tác chế tạo thêm súng hỏa mai cũng được gấp rút làm, việc buôn bán và trồng trọt ở hậu cần ngày càng ổn định, sản lượng lương thực tăng cao. Nguyễn Nhạc cho quân đi tuyên truyền về chính sách bảo hộ thương nhân các nước cũng như giảm thuế khóa để khuyến khích thương mại phát triển.
Tin quân Trịnh t·ấn c·ông kinh thành truyền về, Nhạc liền triệu tập các tướng lĩnh nghị sự. Khi các tướng đã an vị, Nhạc nói:
''Nay quận Việp Hoàng Ngũ Phúc cho quân t·ấn c·ông Phú Xuân, với binh lực hiện tại ở kinh thành thì e là khó chống đỡ nổi, theo các vị chúng ta cần có kế hoạch gì để ứng phó''
Một viên tham mưu của Nhạc là Từ Văn Tú nói:
''Bẩm trại chủ, quân triều đình nếu như chống đỡ không nổi thì chỉ có cách lui quân về phía bắc của dinh Quảng Nam, đây là cơ hội cho chúng ta để tiến quân tiêu diệt quân triều đình''
Tú cũng lên tiếng:
''Quân triều đình đánh với chúng ta cũng đã tổn hại binh lực rất nhiều, nay lại bị quân Trịnh đánh, nếu như chúng ta kéo quân ra, nhân lúc chúng chưa kịp phòng bị thì phần thắng sẽ rất lớn''
Nhạc nói tiếp:
''Ta cũng nghĩ như vậy, nhưng hiện tại với binh lực của chúng ta nơi này thì chưa chắc đã nắm được phần thắng. Ta sẽ cho người đưa thư điều động hai cánh quân của Lý Tài và Tập Đình cùng nhau hội quân để tiến công''
Huy Đống vội hỏi:
''Nếu như điều động hai cánh quân ấy, liệu chúng ta có bị nguy hiểm ở mặt sau''
Lúc này Lân mới lên tiếng:
''Cái này thì Tham tán cả nghĩ rồi, ngày trước sở dĩ Nhạc trại chủ chia ra làm ba nơi để đóng quân tạo thành thể ỷ giốc là có 2 nguyên do, một là khi một đội quân nào b·ị đ·ánh úp thì 2 cánh quân còn lại sẽ ứng cứu, hai là chúng ta đối đầu với quân triều đình ở mặt bắc nhưng vẫn phải có quân đề phòng ở mặt nam, quân triều đình không thể theo đường biển mà đánh lên để tạo thành thế gọng kìm bao vây được
Nay quân triều đình như chó nhà có tang phải chạy cho kịp thì sao dám xuất binh mà t·ấn c·ông chúng ta''.
Khi Lân giải thích xong thì Nhạc tiếp:
''Tuy rằng chúng ta có cơ hội thắng cao, nhưng không thể không đề phòng việc quân triều đình có sự chuẩn bị mà tập kích chúng ta, vệ quân, cấm quân cùng với quân của tên Nguyễn Cửu Dật gộp lại số lượng cũng rất đông. Thêm việc quân ta phải hành quân đường dài, binh sĩ mệt nhọc, cả hai bên xem như không ai chiếm được tiên cơ''
Mọi người sau khi kích động một phen thì ngẫm lại thấy cũng đúng, bắt đầu rơi vào trầm tư suy nghĩ. Lúc này Lân mới nói
''Trong quân triều đình lúc này có người quan trọng cần bảo vệ, đó là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương và những người trong hoàng thất, theo như ta thấy chúng sẽ không dừng lại ở phía bắc dinh Quảng Nam, điều đó quá mạo hiểm. Vì bắc Quảng Nam gần kề với quân Trịnh, triều đình cần thời gian để chấn chỉnh lại đội hình, tập hợp binh sĩ thì việc lựa chọn một nơi xa hơn là cần thiết, nơi đến phải đáp ứng được việc thành lũy vững chắc, thế núi, thế sông yểm trợ''
Nhạc và mọi người đều kinh ngạc hỏi dồn:
''Theo như đô đốc thì nơi nào sẽ thích hợp''
Lân mỉm cười:
''Nếu ta là chúa Nguyễn thì ta sẽ chọn Câu Để làm nơi đóng quân''
Tú ngẫm nghĩ rồi nói:
''Việc này là không thể, Câu Để tuy rằng có thể dựa thế núi, sông nhưng lại cách chúng ta không quá xa, quân triều đình không sợ bị chúng ta t·ấn c·ông hay sao''
Lân giải thích:
''Kỳ thực quân ta đã nhiều phen đánh bại được các đạo quân do triều đình phái đi, nhưng trong mắt chúa Nguyễn chúng ta chỉ là bọn giặc cỏ không có sự uy h·iếp bằng quân Trịnh, vả lại binh lực mà triều đình mang theo lúc này kết hợp với Nguyễn Cửu Dật sẽ đông đảo hơn chúng ta nhiều, có thành lũy vững chắc lại đông binh lực thì sao lại e ngại chúng ta''
Huy Đống lên tiếng:
''Theo như lời đại ca nói thì chúng ta không phải hành quân đường dài, nhưng việc quân triều đình có chuẩn bị ứng phó thì hoàn toàn có thể xảy ra bởi vì với lực lượng đông đảo chúng dư sức để làm''
Lân gật đầu:
''Đúng vậy, nhưng việc đó không đáng lo ngại, ta đã quan sát rõ địa thế vùng này nên cũng đã nghĩ ra cách hành binh phù hợp''