Chương 581: Dấu hiệu của sự quá độ (2)
Sau khi triều đình nhà Lê suy tàn, đã mở ra một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ kéo dài hàng mấy trăm năm, ta có thể gọi rất xác đáng là “Thế kỉ của nông dân khởi nghĩa” nó không khác nào một ngọn gió lốc cuốn sạch mọi trật tự cố hữu của chế độ, cô lập và đẩy nhanh các tập đoàn thống trị thối nát đến miệng hố diệt vong.
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào nông dân khởi nghĩa không chỉ ở tinh thần đấu tranh quyết liệt, trực tiếp và không nhượng của nông dân, t·ấn c·ông như bão táp vào thành lũy đã mục ruỗng của nhà nước, mà còn mang rõ rệt ý nghĩa xây dựng những nhân tố mới. Đó cũng là lí do giải thích bước phát triển của cuộc khởi nghĩa của chúng ta sau này từ một cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một vùng nhỏ hẹp và hẻo lánh đã nhanh chóng chuyển thành một phong trào quy mô của nông dân trong phạm vi toàn quốc
Những mâu thuẫn chất chứa trong xã hội Đàng Trong ngày một gay gắt và bùng nổ thành những cuộc nổi dậy. Bên cạnh mâu thuẫn chủ yếu giữa nông dân với địa chủ, các tầng lớp thương nhân, thợ thủ công và các dân tộc thiểu số cũng bất bình sâu sắc với chính quyền chúa Nguyễn.
Những cuộc đấu tranh lẻ tẻ của nhân dân Đàng Trong chống họ Nguyễn chỉ mới là phần dạo đầu, mở màn cho một cuộc khởi nghĩa nông dân to lớn và mãnh liệt chưa từng có trong lịch sử nước ta, đó là khởi nghĩa của triều đình chúng ta – khởi nghĩa Tây Sơn