Chương 530: Nguyễn Ánh đã phản công như thế nào (theo chính sử)
Theo như Lân nhớ, Nguyễn Văn Trương vì nội bộ Tây Sơn rạn nứt, anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc đánh nhau long trời lỡ đất, các tướng mới cũ theo đó mà đối đầu với nhau. Phe Nguyễn Nhạc thất thế, các tướng trung thành không phục Nguyễn Huệ, sợ bị thanh trừng nên rời bỏ Tây Sơn mà đầu quân cho chúa Nguyễn. Nguyễn Văn Trương là một tướng tài về thủy quân, trước đi theo Nguyễn Lữ, về phe của Nguyễn Nhạc. Về sau Nguyễn Lữ không còn tha thiết gì với chuyện binh đao, quyền lực, nội bộ lại lục đục nên Trương đã đầu hàng Nguyễn Ánh, trở thành một trong các đại tướng khai quốc công thần, chiến công không thua gì Lê Văn Duyệt, Võ Tánh.
Hiện tại trong ba tướng tài này chỉ có Lê Văn Duyệt là Lân không thu phục được, nếu như dùng hai người này để đối đầu với Lê Văn Duyệt, với ưu thế về v·ũ k·hí thì không đáng phải lo ngại.
(Để cho đọc giả nắm rõ về quá trình Nguyễn Ánh phản công chiếm lại Gia Định, mình xin tóm lượt lại giai đoạn từ 1787 đến 1789. Theo như chính sử thì Nguyễn Văn Trương sai bộ tướng Hoàng Văn Điểm đi đón quân chúa Nguyễn từ ngoài biển rồi tự mình dem hơn 300 binh và hơn 15 chiến thuyền ra hàng. Sau đó được tiếp viện 300 khẩu súng điểu thương do Mạc Tử Sanh đưa về đến Hòn Tre, thu dụng bọn c·ướp biển Hà Hỉ Văn cùng bộ tướng Thiên Địa hội của ông ta, Nguyễn Ánh tiếp thu được hoàn toàn vùng đất Hậu Giang chỉ tốn có trận đánh luỹ Trà Ôn do viên Tiên phong Chưởng cơ mới là Nguyễn Văn Trương điều khiển thôi. Được chiến thắng dễ dàng khuyến khích, Ánh đưa binh vào cửa Cần Giờ trong tháng 9 âm lịch (1787) gây khích động dân tâm.
Nguyễn Lữ khi đó lật đật bỏ chạy về gò Mụ Lượng (hay gò Vãi Lượng) xây thành đất trú ẩn để Phạm Văn Sâm chống giữ Sài Gòn. Viên Thái bảo này kháng cự mạnh tới nỗi Nguyễn Ánh phải dụng mưu phản gián.