Chương 68: Tranh tết
"Lúc muội còn theo học chữ, có nghe lão sư nói qua về ý nghĩa của tranh tết, có thể xếp theo những loại như:
Tranh chúc tụng, cầu ước gồm những tranh Bách Phúc, Tam đa, tiến tài tiến lộc, tích ngọc đôi kim, hòa hợp bình an, đinh tài lưỡng vượng, vạn đại tử tôn, các lại tranh này thì thường các nhà giàu sang, quyền quý thường hay mua treo trong nhà hoặc mang đi tặng
Còn đối với người dân thường thì giản dị, mộc mạc hơn, lấy vật để tượng trưng như quả đào là thọ, quả lựu là nhiều con cháu, con gà là kê-cát biểu thị điều lành, lợn mẹ con đầy đàn tượng trưng cho sự no đủ hạnh phúc.
Tranh lịch sử gồm có: tranh bà Trưng cưỡi ngựa, bà Triệu cưỡi voi, Hưng Đạo Đại Vương, Đinh Tiên Hoàng đứng trên rồng, Ngô Vương chỉ huy chiến thuyền
Tranh điển tích tôn giáo có sự tích chúa Ba, chùa Hương, Đường tăng thỉnh kinh, Ngưu Lang, Chức Nữ…Tranh châm biếm có thầy đồ cóc, đám cưới chuột, hứng dừa. Tranh trấn mạch có Thần môn, Vũ Đình, Thiên Ất, Bát Quái, tử vi, trấn trạch…
Phi Yến nói qua một lượt làm Tú choáng ván của đầu óc. Hắn ta trước nay tuy có đọc sách nhưng thời gian ngắn ngủi lại không có tìm hiểu nhiều về thư họa nên cũng không biết được tranh tết lại mang nhiều ý nghĩa đến vậy.
Còn về Thanh Tâm thì chỉ biết sơ qua theo như lời gia gia dạy bảo, còn sâu thêm thì cũng không am hiểu nhiều.
"Muội thấy người ta hay dán trước cửa mình hai vị thần giữ cửa, tỷ có biết đó là từ đâu không" Thanh Tâm hỏi
Phi Yến cười gượng:
"Cái này thì ta cũng không rõ. Đại ca người có biết không"
Lân chậm rãi trả lời:
"Kỳ thật ta cũng biết sơ qua thôi. Theo như người phương Bắc (Trung Hoa) gọi là môn thần. Điển tích lấy từ thời nhà Đường, vua Đường Thái Tông có lần ốm trông thấy oan hồn ma quỷ hiện đến ám ảnh, phải nhờ đến hai võ quan thân tín là Tần Thúc Bảo và Hồ Kính Đức mặc giáp trụ, cầm khí giới đứng canh ở cửa cung, ma quỷ thấy hai ông oai phong lẫm liệt không dám bén mảng đến quấy nữa. Nhà vua ngủ yên giấc, nhưng sợ làm mệt nhọc quá nhiều hai bầy tôi thân tín nên vua sai người vẽ hình tượng hai ông mà dựng nơi cửa cung, ma quỷ không thấy xuất hiện nữa.
Từ đó dân chúng bắt chước vẽ hình hai ông ở cửa nhà và thành tục lệ vẽ hai ông tướng canh cửa. Còn ở nước ta thì hai ông tướng canh cửa đề tên là Vũ Đình và Thiên Ất, có khi ghi kỹ hơn những câu: khử bạc trừ hung, phù nguy cứu nạn".
Vừa nói chuyện cả nhóm vừa đi sang phía đông của chợ, nơi này bài bán các loại tranh tết, xem bói, viết câu đối, thơ…Tới một gian hàng tranh thì một ông lão tuổi chừng hơn 60 và một đứa cháu gái đang bài bán các loại tranh tết. Tú nhìn thấy có tranh gà và tranh lợn thì tươi cười nói:
"Thanh Tâm muội, hay là chúng ta mua tranh gà này đi, còn mấy con lợn này nữa, trông rất đẹp"
Qua lời giải thích trước đó thì tranh gà tượng trưng cho điềm cát, may mắn. Còn tranh lợn và đàn con thì tượng trưng cho sự no đủ, rất thích hợp để treo ở nhà Thanh Tâm
Tú nói thêm:
"Về ý nghĩa thì ta không quan tâm nhiều, chỉ là gà và lợn thì ta đều thích ăn, vậy nên ta sẽ mua về cho muội một đàn gà và đàn lợn cho muội nuôi"
Thanh Tâm nhăn mặt:
"Đại ca, chúng ta đang ở chỗ bán tranh, việc nuôi gà lợn để lúc về rồi nói"
Còn về phía Phi Yến thì nhìn trúng bức tranh một đứa bé ôm một con cá, phía sau là hoa sen nhìn rất đáng yêu. Nhìn sang Lân, Phi Yến hỏi:
"Đại ca, tranh này mang ý nghĩa gì"
Ông chủ gian hàng tính giải thích, nhưng nghe cô gái có ý hỏi người đi cùng thì mỉm cười vuốt râu chờ người kia giải thích ra sao.
Lân chỉ vào tranh nói:
"Cá trong chữ hán là ngư, gần âm thanh dư, đứa bé trai là đồng tử liền với hoa sen là liên, đọc nhanh ghép hai tiếng tử cộng với liên là thành đồng tiền. Vậy ý bức tranh có thể đọc như lối triết tự là dư đồng tiền"
Nghe giải thích thì Tú chen vào ngay:
"Mấy cái văn chương thật rườm rà, cứ nhìn tranh mà xét thôi, chọn tranh đồng tử thì đệ chúc đại ca và Phi Yến tỷ sớm sinh đồng tử, mập mạp đáng yêu như đứa trẻ trong tranh"
Phi Yến định nói gì đó nhưng nghe lời của Tú xong thì nuốt vào trong, mặt ngượng ngùng đến đỏ bừng. Thanh Tâm phải nói thay:
"Tranh này nếu theo nghĩa thì hợp với đại ca rồi"
Ông chủ vuốt râu nói:
"Vị tiểu huynh đệ này giải thích rất đúng, thời nay người ta chỉ biết ý nghĩa của nó chứ cũng ít người có thể giải nghĩa ra. Nếu đã là người hiểu tranh thì mỗ đây xin tặng một bức tranh tùy huynh đệ lựa chọn"
Lân chắp tay:
"Vãn bối chỉ có chút am hiểu về tranh, để nói là hiểu thì quả thật lấy làm hổ thẹn, việc tặng tranh kỳ thật vãn bối không dám nhận"
Lân chọn lấy ba bức tranh, sau đó tính tiền với ông lão, mỗi bức 30 đồng. Lân đưa cho ông lão 100 đồng, không cần trả lại tiền dư. Trên đường quay về thì cả nhóm thấy có một gian hàng đơn sơ được dựng bên đường, trên bản có ghi xem bói. Phi Yến vội nói:
"Hai huynh ở đây chờ bọn muội một lát, muội và Thanh Tâm qua bên kia một lúc sẽ quay lại đây"
Nói rồi cô nàng kéo tay Thanh Tâm đi nhanh về hướng người xem bói kia. Trong lúc ngồi chờ hai cô nàng quay trở lại Tú và Lân nói chuyện phím với nhau, Tú hỏi:
"Đại ca am hiểu về tranh tết như vậy, vậy đại ca có biết ai là người đã sáng tạo ra loại hình tranh tết này không"
Lân ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
"Nói về vẽ tranh thì đã có từ rât lâu đời rồi, còn như loại hình tranh tết thì theo ta được biết là do một vị thám hoa khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442 - đời Lê Thái Tông) tên là Lương Như Hộc, ông đã hai lần đi sứ nhà Minh và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Hồng Liễu, huyện Trường Tân (Hải Dương) và được dân làng tôn xưng là ông tổ nghề khắc ván in. Ở Đông Hồ nổi tiếng về in tranh tết cũng từ đó mà ra đời và phát triển".
Đứng nói chuyện một lúc thì Thanh Tâm và Phi Yến mặt mày hớn hở trở lại. Lân nghĩ trong lòng [chắc là bị ông thầy bói kia lừa rồi, cứ nói lời hay ý đẹp, khen ngợi hết lời là mấy cô nàng mê ngay. Lân lại nhớ tới đứa bạn thời trung học đi xem bói, thầy nhìn thấy nó đẹp trai cao ráo thì phán ngay, sau này con đào hoa lắm, gái theo không đếm xuể, nó về kể cho đám bạn cười đến rụng rúng, bởi nó đang tìm một cái dùi cui cho đời mình chứ đâu phải tìm bánh bèo, (dầu ăn toàn phát tan nát đời trai)
Trước khi về Lân ghé qua chỗ bán giấy, bút mua cho mình một sấp giấy và bút, mực mang về.
Bốn người trở về nhà Thanh Tâm, hai cô nàng xuống bếp nấu ăn, còn Tú thì phụ giúp gia gia thanh Tâm tưới mấy luống rau cạnh con kênh nhỏ. Lân thì mang tranh để treo lên sao cho hợp với phong thủy ngôi nhà. Rất nhanh các món ăn được đưa lên, món cua đá hấp chanh, gừng, xả nhìn rất hấp dẫn. Khi ăn thì ai nấy đều tấm tắc khen ngon. Riêng Thanh Tâm khi nhớ lại giá tiền mua cua thì có hơi xót. Để đánh lạc hướng cô nàng Lân bèn lên tiếng nói:
"Hai muội có biết vì sao trong bụng cua lại có mỡ màu vàng không"
Cả hai đều lắc đầu
"Không biết"
Lân bốc mai một con cua rồi từ từ kể:
''Chuyện này ở phương Bắc, nó là truyền thuyết về Thanh Xà, Bạch Xà…"
Đang kể thì Tú xen vào:
" Cái này đệ có nghe qua, vào đời Tống trong Tây Hồ có yêu quái Bạch xà tu luyện ngàn năm và hầu gái do Thanh ngư (cá trắm đen) hoá thành, trong mưa gặp được một người mở tiệm thuốc tên là Hứa Tiên, hai người vì thế nảy sinh tình cảm, kết làm phu thê. Nhưng Bạch xà và Thanh ngư đều là yêu tinh hoá thân, không biết lễ nghi nhân gian, thường xuyên làm mất thể diện Hứa Tiên, khiến y khó xử không thôi.
May mắn có vị cao tăng giỏi pháp thuật của Kim Sơn tự là Pháp Hải nhìn thấu nguyên hình của hai con yêu, ông đưa cho Hứa Tiên một chiếc bình bát có pháp thuật. Nhân lúc bọn họ không đề phòng, Hứa Tiên chụp chiếc bát l·ên đ·ỉnh đầu hai yêu, hai yêu hiện nguyên hình và bị Pháp Hải bắt giữ. Thanh ngư định chạy trốn, bị Pháp Hải huỷ hết pháp thuật phải hiện nguyên hình. Bạch xà bị vị cao tăng đè dưới tháp Lôi Phong, vĩnh viễn không thể siêu sinh.
Truyện này ta khinh, cái tên Hứa Tiên c·hết bằm đó, không nghĩ đến một chút nghĩa phu thê mà ra tay ác độc, dù nàng là yêu nhưng có hại gì ai đâu. Sách có câu: nhất dạ đồng sàng chung dạ ái, nhất nhật phu thê hề bá dạ ân, mà hắn ta lại quên sạch "
Hai cô nàng nhìn về phía Tú nhăn mặt như muốn nói: "Đại ca chưa kể xong mà huynh đã chen vào nói rồi"
Còn Lân thì cũng không trách Tú [cái tên này chắc là nghe đến chuyện chia rẽ uyên ương nên mới nhảy dựng lên đây mà, đang lúc say đắm trong tình yêu thì rất ghét mấy cái thể loại truyện chia rẽ đôi lứa]
''Để ta từ từ kể cho đệ nghe, đừng có vội. Truyền thuyết xảy ra vào thời Tống ở Hàng Châu, Tô Châu và Trấn Giang. Nó được lưu truyền và có nhiều văn bản khác nhau nhưng các tình tiết cơ bản bao gồm: mượn ô, trộm cỏ tiên, nước tràn Kim Sơn, Đoạn Kiều, tháp Lôi Phong, tế tháp.
Lã Động Tân, một trong những bát tiên trong truyền thuyết, bán thuốc ở cầu Đoạn Kiều bên Tây Hồ. Khi Hứa Tiên còn nhỏ mua một viên thuốc tiên về uống, kết quả 3 ngày 3 đêm không muốn ăn gì cả, vội vã đi tìm Lã Động Tân. Lã Động Tân phải mang Hứa Tiên đến Đoạn Kiều, dốc ngược 2 chân lên, viên thuốc bị thổ ra rớt xuống Tây Hồ. Sau đó bị Bạch Xà tu luyện trong hồ nuốt phải, tăng thêm 500 năm công lực, Bạch Xà nhân đó kết mối nhân duyên với Hứa Tiên.
Con rùa đen cũng tu luyện tại đó, sau này là Pháp Hải hòa thượng, vì không nuốt được viên thuốc nên mang lòng căm hận Bạch Xà. Bạch Xà nhìn thấy một người ăn xin cầm trong tay một con Thanh Xà và vì muốn lấy mật rắn bán lấy tiền nên Bạch Xà bèn hóa thân thành người đi mua Thanh Xà, từ đó Thanh Xà nhận Bạch Xà làm chị. Ngày Thanh minh 18 năm sau, Bạch Xà biến phàm xuống núi, hóa thân thành Bạch Nương Tử. Nàng và Tiểu Thanh cùng đến Hàng Châu, bên cầu Đoạn Kiều đi chơi nhưng gặp phải mưa. Nhờ có Hứa Tiên cho mượn ô, 2 người từ đó quen biết nhau.
Bạch Nương Tử và Hứa Tiên không lâu sau thành thân, dời qua Trấn Giang mở hiệu thuốc. Pháp Hải biết chuyện Bạch Nương Tử và Tiểu Thanh là yêu quái nên nhiều lần p·há h·oại quan hệ giữa Bạch Nương Tử và Hứa Tiên. Hứa Tiên tin lời Pháp Hải, vào tết Đoan ngọ dùng rượu Hùng hoàng cho Bạch Nương Tử uống say, khiến nàng hiện nguyên hình là rắn. Hứa Tiên thấy vậy kinh hãi mà c·hết. Bạch Nương Tử vì cứu chồng, mạo hiểm tính mạng đến núi Côn Luân trộm cỏ tiên.
Hứa Tiên sống lại bị Pháp Hải bắt nhốt tại chùa Kim Sơn, Trấn Giang, và không cho vợ chồng họ đoàn tụ. Bạch Nương Tử vì muốn cứu Hứa Tiên, cùng Tiểu Thanh đấu pháp với Pháp Hải, dẫn nước Tây Hồ tràn ngập chùa Kim Sơn, nhưng vì Bạch Nương Tử có thai nên không cứu được Hứa Tiên. Pháp Hải dùng Phật pháp nhốt Bạch Nương Tử trong tháp Lôi Phong, chia rẽ Hứa Tiên và Bạch Nương Tử, Tiểu Thanh may mắn trốn thoát được.
20 năm sau, con của Bạch Nương Tử đỗ Trạng nguyên, áo gấm về làng tế mẹ. Tiểu Thanh tu luyện đã thành, trở về Kim Sơn, đánh thắng Pháp Hải. Sau đó phá được tháp Lôi Phong và cứu được Bạch Nương Tử. Nước Tây Hồ cạn, Pháp Hải không có chỗ trốn, thân mặc áo bào màu vàng trốn vào bụng cua. Cuối cùng vợ chồng Hứa Tiên đoàn tụ còn Pháp Hải phải sống trong bụng cua, cho nên ngày nay mỡ trong bụng cua mang màu vàng của áo bào hòa thượng''.
Tú nghe xong thì reo lên: "Phải như vậy chứ, còn chuyện đệ nghe thì Bạch Nương Tử bị nhốt là hết. Mà cũng công nhận cái áo bào hòa thượng trong bụng cua này cũng ngon thật"
Nghe Tú nói thì cả hai cô nàng Phi Yến và Thanh Tâm phì cười. Gia gia Thanh Tâm thì vuốt râu cười nói:
''Còn ta thì lại nghe một dị bản khác, Pháp Hải sau khi thua thì chạy trốn vào bụng cua, giống như Đạt Ma diện bích lâu ngày mà in hình mình lên mai cua, các đường vân trong mai cua giống như một vị hòa thượng đang ngồi. Ta cũng nhiều lần nghiệm thử nhưng lại thấy không giống lắm"
Sau bữa ăn, Lân thấy trời vẫn còn sớm nên mang giấy bút ra hướng dẫn cho Thanh Tâm và Phi Yến cắt giấy thành những tấm hình chữ nhật vừa tay cầm, hai tờ sẽ dán lại với nhau thành một cho dày, cứng. Tú thì đi chặt lá cây để lót ngoài sân làm nơi để ngồi. Sau một lúc hí hoái thì Lân cũng hoàn thành một bộ bài.
Phi Yến hỏi:
''Đại ca làm ra cái này để làm gì"
Lân cười nói:
''Cái này gọi là bài Tây, một trò chơi có thể tiêu khiển được, nó cũng là một dạng của cờ bạc. Còn cách chơi thì để ra sân rồi ta sẽ hướng dẫn cho mọi người cách để chơi"
Sau khi ba người kia đã ngồi vào vị trí, Lân mới từ từ hướng dẫn cách chơi tiến lên. Sau đó đánh thử qua vài lượt cho tất cả quen với quy tắc chơi. Để tăng phần hấp dẫn, Lân đưa ra một bao tiền, sau đó chia cho Thanh Tâm và Phi Yến, còn Tú thì tự xuất tiền của mình ra.
Tú bí xị mặt nói:
''Còn của đệ đâu, sao không chia cho đệ"
Lân cười nói:
"Ngươi cũng có nhiều tiền, thắng thua tiền của mình thì mới hồi hộp, gay cấn được''
Bốn người đặt cược, mỗi ván là 5 đồng, người tới nhất sẽ được 15 đồng, tới nhì là 5 đồng, rồi chặt heo, bị g·iết ngợp, tứ quý, tam đôi thông, tứ đôi thông, ba bích đi trước, tới trắng, bốn con heo…
Mấy ván đầu, do chưa quen nên Lân luôn được tới Nhất. Tú vừa đánh vừa nhường Thanh Tâm nên cứ bị tới chót. Sau một hồi thua tối tăm mặt mày thì hào khí của người luyện võ trong Phi Yến dâng trào lên. Tính khí ương ngạnh, ngang tàng của cô nàng lúc trước trỗi dậy. Nàng ta bắt đầu mạnh dạn đánh hơn, có lúc chặt được heo của Lân thì hào hứng hô to
"Chặt heo này, tứ quý này''
"Giết c·hết luôn này, tiền… tiền đâu"
''Đánh nhanh đi, huynh chần chờ cái gì''
Thắng lớn thì vui mừng cười haha, mặt đỏ bừng phấn khích. Cô nàng Thanh Tâm cũng bị cuốn theo, ra sức chặn bài của Tú, lúc thắng thì vỗ tay vui mừng.
Lân lúc này trợn mắt há mồm [cái gì vậy trời, mình nghĩ là sẽ nho nhã đánh bài cho vui, ai ngờ hai cô nàng này lại máu chiến đến vậy, thôi bỏ mợ rồi, cứ như thế này thì coi như xong, sao mình cứ có cảm giác ân hận sao sao ấy. Bây giờ có thể quay ngược thời gian lại được không]
Lân lại nhớ tới thằng bạn thân ở thời hiên đại, cứ mỗi lần trade là nó hỏi xem đang làm gì, rồi nó bắt đầu tham gia thị trường tài chính, dù cho Lân có ngăn cản vẫn quyết tâm dấn thân vào làm trader, kết quả là một chuỗi thua lỗ dài dài và sau đó…à không, không có cái sau đó nào nữa, còn đúng cái nịt.
Đang suy nghĩ miên mang thì thấy Phi Yến đánh ra con heo rô, Thanh Tâm đánh ra con heo cơ. Lân cười hà hà hô lên:
''Ba đôi thông chặt heo nè''
Chưa kịp mừng thì Tú với vẻ mặt đắc ý cười nói:
''Lụm luôn đại ca, tứ quý đây, hehehe''
Phi Yến vui mừng đến tay run lên, vội quát lớn một tiếng:
''Tứ đôi thông ăn hết, hahaha''
Tú bị chặt một cú quá lớn, tiền phải chung cho Phi Yến cũng khá nhiều, hai con heo cộng thêm cho 3 đôi thông rồi tứ quý.
Lân cũng há hốc mồm [Phi Yến chơi bài số cũng đỏ thật, từ nãy giờ mình cũng thua tối tăm mặt mày, người ta nói đúng mà đỏ tình thì đen bạc]