Chương 17: Anh hùng tụ
Nghĩa quân bí mật vào vùng rừng núi ẩn nấp để lẩn tránh sự truy nã của triều đình, nhưng việc tuyển mộ thêm và liên lạc với các anh hùng nghĩa sĩ vẫn diễn ra.
Chiều hôm ấy có 2 người, một nam và một nữ giới thiệu là Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu đến gia nhập. Nhạc nghe thấy thế thì vui mừng vô cùng, dắt 2 người vào doanh trại. Nhạc giới thiệu 2 người cho các huynh đệ làm quen như Lân, Long, Dũng, Tiệp, Huân… toàn là các huynh đệ cùng học với thầy Hiến, cùng nhau lên núi để tụ nghĩa. Cả nhóm ai cũng từng nghe qua danh của Bùi Thị Xuân, đến nay mới được diện kiến, quả thật đúng là nữ trung hào kiệt. Nhìn cô gái xinh đẹp trước mắt này ít ai nghĩ đó lại là một cao thủ võ lâm.
Xuân lên núi trước, còn các đệ tử thì sẽ theo sau lên, chia ra từng tốp nhỏ mà đến, phòng tai mắt của quan quân tuần tra. Khi quân của Bùi Thị Xuân tập hợp đầy đủ thì có hơn 500 người, tất cả đều có võ nghệ. Bốn tỷ muội Nhàn, Lan, Cúc, Dung đều có mặt đầy đủ, mỗi nàng đều có nét đẹp riêng. Trong bốn nàng thì có một nàng đã lập gia đình là Trần Thị Lan, em gái của Trần Thị Huệ (phu nhân của Nguyễn Nhạc) phu quân Lan là Nguyễn Văn Tuyết, một tráng hán có võ nghệ cao cường không thua kém gì Bùi Thị Xuân.
Lân được giao trách nhiệm bố trí nơi ở cho những người mới đến. Các binh sĩ thì vào ở khu nhà tập thể vì lượng người khá nhiều nên việc xây dựng cũng không đáp ứng kịp, một số phải ở trong các lều tạm. Quân của Bùi Thị Xuân phần lớn là nữ nên Lân bố trí họ ở một khu riêng.
Các cô nàng khi có mặt của Xuân thì rất kỷ luật, không nói chuyện ồn ào. Nhưng khi theo người của Lân đi nhận chỗ ở thì bắt đầu liên huyên nói chuyện với nhau không ngớt.
Lân thầm nghĩ: [Các cô nàng này đa phần đều còn nhỏ tuổi, cái tuổi đúng ra nên được học hành, vui chơi thì bây giờ phải chuẩn bị để ra chiến trường. Mà chiến trường thì khốc liệt sống nay c·hết mai, đúng là thời buổi loạn lạc làm người cũng không dễ dàng].
Người đứng đầu nhóm nữ binh Lân dắt đi là Huỳnh Thị Cúc, nàng có dáng người mảnh mai, gương mặt thanh tú, trong 4 nàng thì nàng là người có tính tình nhu mì nhất. Lân thấy nàng ta mang theo cặp song kiếm, ắt hẳn là được học chân truyền từ sư phụ Bùi Thị Xuân.
Khi tới nơi ở của ở dành cho các nàng, có một người phụ trách ghi chép lại họ tên để dễ bề quản lý và phòng có người trà trộn vào. Lân nhìn cái tên ngồi ghi chép thống kê mà ngao ngán, chữ viết thì xấu đã đành lại còn tính toán sai tới sai lui, Lân có chỉ cho hắn ta cách tính toán nhưng có vẻ hắn quá “thông minh” để tiếp nhận, hắn không tiếp thu được cái mới chỉ duy cái cũ mà dùng.
Lúc này Cúc mới lên tiếng:
''Không biết Lân sư huynh có còn nhớ ta không''.
Lân ngẩn ra thầm nghĩ: [Ây da, cô nàng biết mình, sao mình lại không có ấn tượng gì hết vậy ta. Từ từ để mình ráng lục lại cái mớ ký ức xem có từng biết qua cô nàng không]. Nghĩ ngợi một lúc mà vẫn không tài nào nhớ được.
Thấy Lân đăm chiêu suy nghĩ dường như không biết mình nên cô nàng tự giới thiệu:
''Đại ca ta là Huỳnh Văn Thuận, cùng sư môn với huynh, ngày trước ta cùng đại ca đến bái Trương công làm thầy, nhưng Trương công chỉ nhận nam đệ tử không nhận nữ nên đã viết một phong thư giới thiệu ta cho Bùi sư phụ. Đại ca ta vẫn thường nhắc đến Lân sư huynh là người văn võ song toàn nhưng lại rất khiêm tốn''.
Thuận sư đệ thì Lân biết, đệ ấy chỉ học văn chứ không học võ, nên Lân cũng không thân lắm, không ngờ mình lại được người ta tán dương. Mà khoan, đây là lời khen xã giao cũng không chừng, không tin được, nhưng nghe người khác khen ngợi thì cũng thấy thích.
Lân đáp lời:
''Thuận sư đệ đề cao ta quá rồi, ta cũng chỉ là một đệ tử bình thường của thầy mà thôi, không dám nhận là văn võ song toàn được. Đã là người quen thì ta sẽ thay đại ca muội chiếu cố cho muội thật tốt, muội có khó khăn gì cứ nói trực tiếp cùng với ta''.
Cúc chắp tay:
''Muội cảm tạ Lân sư huynh''.
Thấy việc ghi chép khai báo đã gần xong Lân nói:
''Ta sẽ cho người dẫn muội và các tỷ muội khác bố trí nơi ở, giờ ta phải đi xem các nơi khác, và bố trí thêm các lều tạm''.
Lân cáo từ rời đi. Vừa đi vừa nghĩ về cuộc đời của cô nàng Huỳnh Thị Cúc, theo như lịch sử mà Lân biết thì trong tây sơn ngũ phụng thư Xuân, Nhạn, Dung, Cúc, Lan thì chỉ có Cúc là người không có chồng, trong trận Trấn Ninh ở Quảng Bình nàng theo Bùi Thị Xuân tham gia trận. Khi quân Tây Sơn đại bại, nàng tình nguyện ở lại ngăn chặn quân Nguyễn, để Bùi Thị Xuân đưa vua Cảnh Thịnh (con Nguyễn Huệ) qua sông chạy về phương Bắc. Sáng hôm sau, Huỳnh Thị Cúc cùng mười nữ binh áo ướt đẫm máu, về đến thành. Vừa trông thấy Bùi nữ tướng, Huỳnh Thị Cúc vội vã chạy đến ngã vào lòng. Bùi nữ tướng ôm lấy em, Huỳnh nữ kiệt nhìn chị lần cuối rồi tắt thở. Khi ấy, nàng vẫn chưa có chồng.
Lân khẽ thở dài, nữ trung hào kiệt một đời bi tráng. Lân vừa đi vừa ngâm lên mấy câu thơ:
Đường trường ngang dọc, trận chông gai
Núi sông vững vàng chí nào phai,
Bên thành vây kín, thề quyết tử
Máu đẫm áo nàng, biệt ly chua xót ai.
Thấy Lân vừa đi vừa ngâm thơ, Dũng tiến đến hỏi:
''Ai làm cho Tốn Trai (hiệu của Phan Văn Lân) tài tử phải vừa đi vừa suy tư ngâm thơ thế này''.
Lân cười nói:
''Chỉ là có đôi chút cảm khái cuộc đời thôi mà. Nhà ngươi đi đâu mà ngang qua đây, đừng nói với ta là đã để ý một cô nàng nào rồi nha''.
Dũng xua tay:
''Không, không, ta tới tìm ngươi để bàn một số việc. Chúng ta qua bên bờ suối kia đi, ta có biết một nơi yên tĩnh, có chỗ ngồi mát mẻ. Hai ta ra đó ngồi bàn chuyện''.
Dũng dắt Lân tới bờ suối, nơi đó có 3 khối đá vuông vắn tạo thành một bộ ghế đá tự nhiên, cạnh bên là một gốc cây to xòe tán lá ra che mát. Lân gật gù:
''Quả là một nơi lý tưởng để ngồi trò chuyện, cơ mà thiếu mất bình trà''.
Dũng toe toét cười:
''Haha ta biết ngay là ngươi sẽ nói như vậy mà, yên tâm ta có chuẩn bị sẵn đây''. Rồi Dũng lấy ra một bình trà treo ở thân cây.
Ngồi vào bàn Dũng nói:
''Nay chúng ta bị triều đình xem là giặc, nếu như không có kế hoạch lâu dài, gia tăng quân số cùng sức chiến đấu thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ bị triều đình cử người đến tiểu trừ''.
Lân bỏ ly trà xuống chậm rãi đáp:
''Nay triều chính rối ren, thiên tử đam mê tửu sắc không quản việc nước, còn tên loạn thần Trương Phúc Loan ngày càng lộng quyền, đặt ra đủ các loại thuế, phụ thu làm cho dân ta rơi vào cảnh lầm than. Đạo trị quốc phải lấy dân làm gốc, dân có giàu thì nước mới mạnh, lòng dân có thuận thì triều đình mới vững. Nước có thể chở thuyền cũng có thể lật thuyền, nay lòng dân đã oán, sĩ phu đã hận thì sớm muộn gì triều đại cũng sẽ sụp đổ''.
Dũng nghe vậy thì hỏi tiếp:
''Nhưng binh lực triều đình còn rất mạnh, đã có nhiều cuộc nổi dậy nhưng đều thất bại, không chỉ là nông dân thất bại mà ngay cả tôn thất hoàng gia như Lê Duy Mật khởi nghĩa cũng bại vong. Liệu rằng chúng ta có đi theo vết xe đổ của các vị ấy''.
Lân phân tích:
''Khởi nghĩa để thu lấy lòng người trước tiên phải giương cao ngọn cờ chính nghĩa, sâu trong thâm tâm của mỗi con người đều tin rằng tà không thể thắng chính, nên khi ta có được cái chính nghĩa ắt lòng dân sẽ thuận. Vì vậy trước tiên phải chọn khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn. Như thầy nói ta lấy danh ủng hộ Hoàng Tôn Dương, đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan. Đây là khẩu hiệu có ý nghĩa phân hóa kẻ thù. Bởi khẩu hiệu này, cuộc đối đầu giữa quân ta và triều đình nhà Nguyễn, sẽ được dân gian diễn đạt như là cuộc đối đầu giữa Quốc Phó Trương Phúc Loan với Hoàng Tôn Dương. Một khi nội bộ kẻ thù bị phân hóa và chia rẽ sâu sắc, khả năng đề kháng của chúng sẽ yếu đi rất nhanh, và ngược lại, cơ hội thành công của ta đến ngày một nhiều''.
''Nhưng đó là bước đi thứ 2, khi mà chúng ta đủ khả năng đường đường chính chính chiêu bộ binh sĩ, phất cao cờ chứ không phải đương lúc chúng ta còn đang non kém, phải làm mọi việc trong âm thầm''.
Dũng chăm chú nghe rồi gật đầu khen:
''Ngươi phân tích nghe rất chí lý, như ngươi nói bước đi đó là thứ 2 vậy bước đầu tiên là làm gì? ''
Lân cười ha hả nói:
''Bước đầu tiên là… đi làm ăn c·ướp''.
Dũng há hốc:
''Đi ăn c·ướp, ngươi nói thật hay nói đùa vậy. Ngươi tính lên núi này lập trại để làm sơn tặc à''.
Lân mỉm cười từ từ rót trà rồi nâng chung lên uống.
Dũng thấy vậy thì bực bội nói:
''Tưởng ngươi có cao kiến, ai ngờ lại muốn đi làm sơn tặc''.
Lân nói đùa thêm:
''Như vậy không tốt à, ta với ngươi lấy thêm cái tên cho oách như Hỗn Thế Ma Vương Lân đầu bò, Quỷ Diện Sầu Dũng ma đầu. Cùng nhau đi c·ướp, có khi gặp dân nữ nào xinh xắn thì c·ướp về làm áp trại, chỉ nghĩ thôi đã thấy phấn khích''.
Dũng cau mày:
''Thôi thôi người im dùm ta, ta không làm được những việc đó''.
Lúc này Lân mới nghiêm túc nói:
''Ta chỉ nói đùa thế thôi. C·ướp ở đây là c·ướp c·ủa người giàu, quan lại ác bá để chia cho dân nghèo. Ngày trước Văn Doan (Chàng Lía) Vãn Quang tụ nghĩa được nhiều người hưởng ứng là do họ đã dùng cách ấy, lấy của cải bất chính của bọn tham quan mà trả lại cho dân. Cứu lấy dân nghèo khổ trong lúc này là nhiệm vụ hàng đầu. Khi ấy ngươi cũng bị gọi là giặc nhưng là giặc nhân đức. Những làng mạc bị thuế má hà khắc đè nặng nhất định sẽ nhiệt liệt hưởng ứng khởi nghĩa''.
''Giờ thì có muốn đi ăn c·ướp không, haha! ! ''
Dũng nghe xong thì vui vẻ ra mặt:
''Cái tên tiểu tử nhà ngươi nãy giờ trêu chọc ta. Theo như cách ngươi nói thì ta phải đi c·ướp ngay, còn phải c·ướp thật nhiều''.
Rồi Dũng rót cho Lân ly trà:
''Đây, ta lấy trà thay rượu, kính ngươi một ly''.
Uống cạn ly rượu Dũng phấn chấn nói:
''Ta có một biểu đệ tên Đình Tú bị m·ất t·ích mười năm, sau trở về thì võ nghệ cao cường, có tài cưỡi ngựa bắn cung đều rất thạo, binh khí đệ ấy sử dụng là ngân côn, lớn bằng cổ tay, cao quá đầu nhưng rất nặng. Có lần đệ ấy múa côn dưới mưa nhưng cả người không dính giọt nước''.
Lân nói:
''Nghe ngươi nói thế thì cả ngươi và đệ ngươi đều là cao thủ rồi, ta nghe mọi người bảo ngươi tự sáng tạo ra một pho đao pháp Lôi Long, uy lực ai cũng kh·iếp sợ, nay tới biểu đệ ngươi múa côn dưới mưa người không dính nước, cả hai ngươi đều là quái kiệt đương thời''.
Dũng cười ha hả nói:
''Văn chương có thể ta không bằng ngươi nhưng võ học ta rất tự tin, hôm nào ta với ngươi so chiêu một phen''.
Lân xua tay:
''Oh no, à nhầm, không không ta chịu thua là được, cái tên Long đã cảnh báo ta rồi, hắn còn nói ta mà so chiêu với ngươi sẽ b·ị đ·ánh cho cong đuôi mà chạy. Mà nói lại chuyện chính, ngươi giới thiệu về biểu đệ mình ý là muốn đệ ấy cùng nhau về nơi này''.
Dũng đáp:
''Đúng vậy, ta có ý đó từ trước, nhưng cũng có phần e ngại việc không thành thì liên lụy cả nhà đệ ấy, nên chần chờ chưa quyết, nay nghe ngươi nói về sách lược ta đã yên tâm hơn phần nào, giờ ta sẽ về đưa đệ ấy lên đây''.
Lân hỏi:
''Ngươi tự tin có thể thuyết phục được biểu đệ ngươi gia nhập à''.
Dũng cười:
''Cái này thì mười phần, từ dạo đệ ấy về chỉ ở nhà đọc sách, không gặp ai ngoài ta và rất nghe lời vị biểu ca này''.
Dũng cáo từ để lên đường ngay.
Lân ngồi đó nghĩ ngợi về Võ Đình Tú [theo như thầy Hiến nói, tam thần đao thì có Ô Long đao, Huỳnh Long đao và Xích Long đao, song thần côn có Ngân côn và Thiết côn. Nay Ngân côn đã xuất hiện vậy còn lại thanh Thiết côn đang nằm trong tay ai]
Lúc này phụ thân Nguyễn Nhạc tuổi cũng đã cao, thường ngày vẫn hay bệnh, nay phải ở nơi rừng núi nên sức khỏe ngày một giảm đi. Nguyễn Nhạc cùng các em cho mời thầy thuốc giỏi về chạy chữa nhưng không thuyên giảm, hơn một tháng thì ông q·ua đ·ời. Anh em Nguyễn Nhạc hỏa táng phụ thân, tro cốt để trong một gian nhà riêng để thờ cúng, khi nào về lại quê nhà thì an táng.