Chương 4: Đội xây dựng
Hôm sau, do không phải đến lớp, Lân ở nhà phụ tiếp phụ thân việc gia đình. Đi qua thôn làng. Lân trầm ngâm suy nghĩ: [trong thời đại này, người dân làm nhà chủ yếu là bằng gỗ, mái lợp bằng cỏ, hoặc nhà làm bằng đất kết cấu ngôi nhà rất yếu, nếu xảy ra h·ỏa h·oạn hoặc giông bão thì coi như nhà rất dễ bị phá hủy. Các thành trấn thì dùng gạch, đá để xây nên. Nguyên liệu để kết dính là dùng vôi trộn với gỉ mật để kết dính. Từ thời còn đi học kỹ sư xây dựng ở thời hiện đại, Lân có học qua về cách chế tạo ra xi măng, nếu như thời đại này có xi măng thì việc xây nhà, cũng như dựng nên các thành lũy sẽ kiên cố hơn].
Hiện tại Lân sẽ bắt đầu lên kế hoạch để thử nghiệm chế tạo ra xi măng. Để tạo ra xi măng cần có vôi, đất sét, cát. Trộn chúng với tỉ lệ 8-2, nhưng để tạo ra được thì cũng cần phải thử nghiệm và một số thành phần nhỏ phụ trợ. Cối xay để nghiền, một lò đốt lửa. Vậy thì phải bỏ ra ít tiền làm đồ vật nhỏ để thí nghiệm trước, chỉ cần thành công là có thể tạo ra với khối lượng lớn. Nhưng trước tiên phải cần có tiền, có nguồn vốn thì mọi chuyện mới có thể làm được. Phải nhanh chóng nghĩ ra biện pháp kiếm tiền, với kinh nghiệm bao năm làm trong xây dựng thì phải làm gì đó liên quan đến xây dựng thôi.
Sau khi có hướng đi, đợi phụ mẫu trở về Lân hỏi phụ thân về việc xây dựng nhà ở các thôn làng diễn ra như thế nào.
Phụ thân Lân nói:
''Thông thường thì các hộ gia đình xây cất nhà sẽ tận dụng nhân lực trong gia đình, họ hàng cùng nhau xây dựng, gỗ thì lên rừng để đốn về hoặc ra bến thuyền để mua.
Còn những nhà phú thương khá giả sẽ thuê các thợ mộc giỏi lành nghề về xây cất, cộng thêm việc trang trí, trạm khắc, phù điêu sẽ do một nhóm thợ khác đảm nhận. Những thanh niên trai tráng nếu như rãnh việc đồng án sẽ đi làm công cho các đội xây cất nhà''.
Lân nói:
''Mặc dù con vẫn phải dành thời gian cho việc học văn và rèn luyện võ nghệ, nhưng cũng có một khoảng thời gian trống không ít. Con muốn tập hợp một số anh em để đi xây cất nhà để kiếm thêm ít tiền phụ giúp cho phụ mẫu''.
''Con nay cũng đã lớn, nếu có ý ấy thì chắc cũng đã có suy nghĩ kỹ, con cứ làm, nếu như khó khăn ta sẽ giúp. Còn tiền thì ta và mẫu thân con cũng có tích lũy chút ít, có lẽ sẽ giúp được con phần nào''.
Lân thấy phụ thân ủng hộ mình như vậy trong lòng cũng thật cảm động, ban đầu nói ra, Lân không nghĩ phụ thân sẽ nhanh chóng đồng ý như vậy.
Ngày hôm sau, Thầy Hiến vẫn chưa trở về nên cả lớp cũng trở về nhà. Trên đường về, Lân bàn với Long về chuyện tập hợp thanh niên trong làng thành lập một đội xây dựng. Long ban đầu thấy việc ấy không khả quan, nhưng sau một hồi thuyết phục thì Long cũng đồng ý cùng Lân triển khai kế hoạch.
Long bắt đầu đi thuyết phục vài người trong làng mình, trong đó đã có 3 người hưởng ứng. Khi Lân nói rằng 1 tháng tiền công nhận được là 1 quan tức 600 đồng và một tháng sẽ được nghỉ 4 ngày phép. Bên kia, Long cũng đã tập hợp thêm được 5 người, trong đó có 3 người làm nghề thợ mộc, đã có nhiều kinh nghiệm xây cất nhà.
Tạm thời 8 người cũng đã có thể làm. Nếu thiếu sẽ tuyển thêm. Đối với các hộ gia đình khó khăn thì nhà được làm bằng đất sét và mái lợp cỏ. Những gia đình khá giả, giàu có trong làng thường xây dựng nhà 3 gian hoặc 5 gian. Ngoài ra, khuôn viên cũng sẽ được mở rộng để xây thêm kho chứa đồ, khu bếp và thậm chí có thể có một gian phòng khách riêng biệt để đón tiếp khách nếu cần.
Về kết cấu nhà 3 gian được phân chia:
Gian trung (nhà chính):
Gian trung là không gian chính của ngôi nhà, thường là nơi chủ nhà sinh sống và tiếp đón khách.
Kết cấu gian tru·ng t·hường cao hơn và rộng hơn so với hai gian bên.
Gian bên trái (nhà khách):
Gian bên trái thường là không gian dành riêng cho việc tiếp đón khách và người ngoài gia đình.
Kết cấu gian bên trái thường thấp hơn và hẹp hơn gian trung.
Gian bên phải (nhà ngủ):
Gian bên phải thường là không gian dành cho việc sinh hoạt gia đình và ngủ.
Kết cấu gian bên phải tương tự gian bên trái, thấp hơn và hẹp hơn gian trung.
Mái ngói che chắn và phủ kín từ trước đến sau nhà.
Trước tiên Lân đi đến lò rèn ở cuối làng để đặt trước một số dụng cụ.
Bước vào lò rèn Lân thấy một vị tráng hán, tuổi trung niên đang cởi trần đập từng búa vào miếng sắt đỏ trên cái đe. Thấy người bước vào, ông ấy dừng tay lại và hỏi:
''Khách nhân muốn mua dụng cụ hay sửa chữa nông cụ''.
Lân đáp:
''Ta muốn làm một số dụng cụ để xây cất nhà, không biết giá cả như thế nào''.
Chủ lò rèn đáp:
''Tùy vào số lượng, nếu gia công nhanh, số lượng nhiều thì một ngày là 25 đồng, vật liệu sẽ tính dựa trên thành phẩm, còn số lượng ít thì tính theo số vật dụng làm mỗi cái, dao động từ 5 đến 15 đồng''.
Lân đặt làm búa, dao và đinh. Về quy cách đinh, Lân vẽ ra và hướng dẫn cho ông chủ lò 3 loại, loại 2 phân, 5 phân và 1 tấc, rồi lân vẽ ra hình dạng của ròng rọc, giảng giải cho ông chủ hiểu cách tạo ra. Nâng hạ một số đồ vật nhẹ trên cao chắc sẽ phải dùng tới, còn nâng vật nặng thì sau sẽ làm thêm ròng rọc động. Lân đặt cọc trước 1 quan tiền, khi làm xong sẽ tính toán rồi chi trả phần còn lại.
Thầy Hiến trở về, lớp học lại tiếp tục về binh pháp. Thầy bước vào và nói:
''Hôm nay chúng ta lại tiếp tục về Đạo làm tướng''
Rồi thầy chậm rãi giảng:
''Phàm cái nguồn để biến đổi quân kỳ, quân chính là ở chỗ đến việc thì không nói, dùng binh thì bí mật, cho nên việc thì nắm trước, động thì lặng im, dùng thì ngưởi ta không ngờ, mưu thì người ta không biết''.
''Phàm binh không đánh người không lỗi, không g·iết người không tội. Giết người là để sáng tỏ oai võ, g·iết một người mà ba quân sợ, g·iết một người mà vạn người mừng thì cứ g·iết. Đáng g·iết thì dù người quý cũng phải g·iết. Thưởng phải công bằng không thiên vị''.
Rồi thầy giảng ra từng chi tiết, trích dẫn một số điển cố nhỏ.
Sau một lúc giảng giải thầy hỏi:
''Các trò đã hiểu rõ''.
Cả lớp đồng thanh đáp:
''Đã rõ, thưa thầy''.
Thầy mỉm cười tiếp:
''Ta sẽ giới thiệu cho các trò về một trận pháp. Tên trận là Lục hoa trận pháp : lập đội thì cách nhau 10 bước. Đội trú cách đội sư 20 bước, cứ cách 1 đội thì dựng một đội chiến, tiến thì 50 bước làm một tiết. Khi thổi tù, kèn hiệu thì tản ra trong vòng mười bước. Bấy giờ đánh trống, cứ 3 tiếng trống thì 3 tiếng dạ, đi từ 30 bước tới 50 bước, để chế thế biến của địch. Quân kỵ ra sau, cũng đi 50 bước thì dừng. Quân chính dừng trước, quân kỳ dừng sau. Dùng trống làm hiệu để đổi quân kỳ trước, quân chính sau, đón địch đến, tìm sơ hở mà đánh''.
Rồi thầy dần giới thiệu đến các thế trận : Bát quái, trận ngũ hành, Thiên Địa Phong Vân Long Hổ Điểu Xà…
Lân ngồi nghe mà choáng váng hết cả đầu óc, đúng là đạo dụng binh, làm tướng không hề dễ dàng. Chỉ những người thông tuệ, có trí lực tốt kèm theo thiên phú thì mới dễ dàng lĩnh hội được. Trong lớp, Lân liếc nhìn qua, thấy Dũng trầm ngâm, Long thì chăm chú, chỉ có Thơm là ánh mắt hào hứng.
Thầy tiếp tục giảng:
''Thánh hiền lấy không có tài miệng lưỡi mà miễn tội. Binh pháp lại lấy tài miệng lưỡi làm có công. Cho nên người tài giỏi dùng binh lừa dối cũng làm, có khi phạm việc trời, có khi phạm tục cấm, có khi giả làm quỷ thần, có khi thác làm mộng mị, khi đưa vật kỳ quái, có khi đặt lời sấm truyền. Dùng mỗi lúc khác nhau, khiến người không thể lường được để thu phục lòng người, cổ vũ nhuệ khí binh sĩ, đập tan khí thế giặc''.
Giảng đến đoạn này thì Nguyễn Nhạc ánh mắt lóe lên, dường như đã tìm thấy cho mình một con đường. Lân biết rằng, phần giảng này giúp ích cho Nhạc rất nhiều trong bước đầu thu phục lòng người, nhưng đó là một câu chuyện dài sau này.
Thấy học trò có lẽ đang cố gắng tiếp thu bài giảng, để tạo cho không khí bớt căng thẳng thầy Hiến nhìn ra xa xa thấy núi non, dòng sông uốn quanh cảnh đẹp hữu tình thầy ngâm lên một bài thơ:
Sông uốn cong, mây trôi vần vũ,
Núi tựa non, bóng đổ u hoài.
Dòng nước xanh ngát, thơ mộng chảy,
Cùng núi xanh biếc, hòa thành đôi.
Cuộc đời hỗn loạn, thăng trầm như sóng,
Trong tay vận mệnh, xô đẩy không dung,
Loạn lạc đời người, bao điều kỳ diệu.
Thầy nói:
''Hôm nay ta học tới đây thôi, mỗi trò sẽ có sự tiếp thu của riêng mình''.
Cả lớp đứng lên chào thầy ra về.
Riêng Long và Lân ở lại một lúc di dời bộ bàn ghế để thầy uống trà tiếp khách. Bộ bàn ghế này lúc trước là nhóm của Long, Lân, Dũng và Tiệp cùng nhau lên rừng vác gỗ về đóng cho thầy.
Thỉnh thoảng sẽ có mấy cụ hàng xóm sang uống trà với thầy. Di dời xong bàn ghế, Long và Lân vào chào thầy để ra về, trước khi về Lân nói:
''Đệ tử đang chuẩn bị lập đội để xây dựng nhà cửa, nếu trong vùng có ai cần, nhờ thầy giúp đệ tử giới thiệu''.
Thầy nhìn Lân rồi nói:
''Thầy sẽ lưu ý giúp con''.
Trên đường về Long lên tiếng:
''Mai là tết trung thu rồi anh em chúng mình nó nên chuẩn bị đôi chút đồ đến nhà thầy không. Trung thu năm nay phía Phan gia có ý muốn tổ chức một buổi tiệc ở nhà thầy, cùng nhau uống trà, ngắm trăng và ngâm thơ. Cũng như phân phát bánh kẹo cho trẻ em trong làng này''.
Lân nói:
''Thầy cùng các cụ trong làng thì thích ăn bánh uống trà thưởng trăng, ngâm thơ đối chữ. Còn anh em tụi mình thì thích uống rượu, ăn thịt. Để ngày mai anh em mình rủ thêm Tiệp, Thung, Dũng cùng nhau vào rừng săn bắt với bẫy thú''.
''Được lắm, quyết định như vậy đi''.