Chương 21: Phất cờ khởi nghĩa
Bộ máy hành chính của chúa Nguyễn ở Đàng Trong này rất cồng kềnh, quan lại quá nhiều, được chia thành các bộ phận như Dinh, Trấn, Phủ, Huyện, Tổng, Xã.
Mỗi dinh quản hạt 1 phủ do Đô đốc đứng đầu. Dưới Dinh là cấp phủ. Đứng đầu phủ là Tri phủ, bên dưới giúp việc là Phủ lại. Dưới phủ là huyện, đứng đầu là Tri huyện, có Đề lại giúp việc. Dưới huyện là tổng và xã. Chức quan quản lý xã là Tướng thần và xã trưởng. Tùy theo quy mô, xã dưới 400 người thì đặt 8 xã trưởng và tướng thần, xã từ 400-1000 người đặt 18 xã trưởng và tướng thần; xã nhỏ chỉ có 70 người chỉ đặt 1 xã trưởng và tướng thần. Nơi miền núi và ven biển được đặt đơn vị "thuộc". Thuộc gồm có phường, thôn, man, nậu rải rác hợp lại, có các quan đứng đầu gọi là tri, áp.
Nét riêng biệt của bộ máy hành chính địa phương Đàng Trong là chức quan Bản đường quan chuyên làm nhiệm vụ thu thuế từ huyện trở xuống, không liên quan đến đội ngũ quan lại địa phương. Việc đặt thêm Bản đường quan làm cho bộ máy thêm cồng kềnh và hà khắc, đục khoét dân chúng. Số lượng quan lại quá nhiều, kể cả các xã trưởng và thần tướng ở các xã khiến cho nhân dân hay bị sách nhiễu.
Việc quân lính Tây Sơn đi c·ướp bốc ở các vùng làm đã gây nên động tĩnh cho các Tri huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn, Đồng Hươu, Đồng Hào. Những lần trước đó quan bình triều đình chỉ xem đó là những đám c·ướp nhỏ, mang ít quân đi tiểu trừ nhưng bất thành, c·ướp lại trốn biệt tăm, được một thời gian lại nổi lên.
Tháng giêng năm Nhâm Thìn (1772) chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Tôn Thất Văn đi tuyển xét ở Quy Nhơn. Báo cáo về việc Tây Sơn lập 6 đồn trên vùng Thượng đạo từ năm trước (1771). Nghe tin Nguyễn Nhạc chạy vào núi chiêu tập bọn vong mạng định làm giặc, viên tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên cho quân lính đi lùng bắt. Nhưng nhiều lần quan quân đến Tây Sơn Hạ thấy nhân dân làm ăn yên ổn, không thấy dấu vết của giặc đâu cả, Tuyên cho là tin đồn nhảm, nên thôi đem quân càn quét vùng Tây Sơn.
Quân số nghĩa quân lúc này đã tăng lên 20 nghìn người, binh lực đã tạm đủ để chống lại triều đình nhà Nguyễn, địa bàn hoạt động lúc này cũng cần được mở rộng, thời cơ phất cờ khởi nghĩa đã đến.
Trong dân giang lúc này lưu hành câu sấm truyền: "Tây khởi Bắc thu công" (khởi phát ở phía Tây, thu công ở phía Bắc) khiến cho nghĩa binh Tây Sơn rất hồ hởi, lòng dân hướng về nghĩa quân.
Câu sấm truyền này do thầy Hiến làm ra, ông bí mật cho người đi tuyên truyền trong dân gian, làm cho mọi người đều nhìn thấy câu nói ấy. Để tăng thêm phần linh thiên của lời sấm truyền ông đã lấy mật ong viết chữ lên lá cây, khi kiến ăn mật ong thủng lá, chữ đã viết liền hiện rõ ra. Người dân truyền tai nhau cứ vậy mà ngày càng lan rộng ra khắp các vùng.
Hôm nay, Dũng, Long và Hưng đến nơi ở của Lân để bàn về việc sắp tới. Lân không ở trong doanh trại của mình, nghe người của Lân báo là sáng nay Lân ghé qua khu sản xuất binh khí chưa về, khi đi có mang theo cần câu nên có thể trưa nay Lân sẽ đi câu cá.
Hưng lên tiếng:
''Đệ biết nơi ấy, để đệ dẫn đường cho hai huynh''
Lân lúc này tuy là ngồi câu cá nhưng tâm trí thì không đặt ở cần câu.
Lân thầm nghĩ [Nếu như bây giờ cần mở rộng địa bàn hoạt động của nghĩa quân thì trước tiên phải lấy vùng Phù Ly, Bồng Sơn làm bàn đạp, lấy Kiên Thành làm nơi đóng quân, sau đó tiến đánh Tuy Viễn, khi vững chân ở vùng này thì mới có thể từ đó đánh chiếm các vùng lân cận. Theo như lịch sử thì Nguyễn Nhạc là đại trại chủ, Nguyễn Thung là nhị trại chủ, còn Huyền Khê là tam trại chủ. Hai đại tài chủ trong giai đoạn này đóng góp tài lực sức người rất lớn cho nghĩa quân, nên trong quân uy vọng rất cao. Nếu như mình chỉ thuận theo dòng lịch sử làm một chức thống lĩnh trong quân thì sau này khó lòng có thể lay chuyển được hướng đi, nhà Tây Sơn sụp đổ là chuyện không tránh được].
Bỗng cần câu có động, Lân mới giật mình thoát ra khỏi dòng suy nghĩ, vội vàng giật cần câu, dính được một con cá chép to. Tâm trạng Lân cũng bớt đi phần nào căng thẳng.
Cho cá vào giỏ, Lân tiếp tục thả cần. Trong đầu Lân lúc này nhớ tới các loại trận pháp mà thầy Hiến đã truyền dạy. Sắp tới đây nếu theo địa thế thì dụng phép tam trận biến hóa theo tiên thiên là phù hợp nhất.
Trong quân đoàn của mình tạm thời chiến lực chỉ có thể huy động 3 nghìn người, quân ở các huyện hiện nay khá mỏng chỉ làm các việc trấn áp người dân không nộp thuế, bắt trộm c·ướp, dân sự nên ở các huyện chỉ có hơn 100 quân, cộng thêm gần 200 thổ binh (binh từ địa phương không được hưởng chế độ bổng lộc, tiền lương mà chỉ được miễn trừ sưu thuế) lính sai vặt 10-20 người là khoảng hơn 300 người nếu như huy động tất cả các gia nhân, môn khách thì cao nhất là 400. Với lực lượng hiện tại của Tây Sơn dễ dàng đánh chiếm các huyện, nhưng sau đó quân ở Dinh, Phủ sẽ được điều động để trấn áp.
Tổ chức q·uân đ·ội thời này được phân chia:
Quân chính quy thường trực là quân đóng giữ ở các dinh, được phiên chế thành các doanh, cơ, đội, thuyền. Đứng đầu mỗi doanh là chưởng doanh, chức võ quan cao nhất trong q·uân đ·ội của chúa Nguyễn. Dưới doanh là cơ, đứng đầu mỗi cơ là chưởng cơ. Cơ được chia làm 9 loại: Trung hậu, tả trung, hữu trung, tả trung kiên, hữu trung kiên, tả trung bộ, hữu trung bộ, tiền trung bộ, hậu trung bộ, trong đó cơ trung hậu là nhiều nhất, gần 3 nghìn quân, các cơ còn lại dao động từ 450 quân đến gần 800 quân.
Tiếp đến là đội, đứng đầu là đội trưởng và có cai đội phụ quản. Số binh lính trong mỗi đội dao động từ 150 tới 300 quân. Còn lực lượng từ địa phương là thổ binh hay còn gọi tạm binh chỉ điều động khi cần.
Như vậy, khi công chiếm các huyện xong nghĩa quân tiến đánh Quy Nhơn mới là lúc đụng độ với quân chính quy.
Lân nghĩ ngợi rồi cười ha hả một mình: ''Thành Quy Nhơn muốn hạ thì chỉ có cách đưa mình vào chỗ c·hết rồi tìm lấy đường sống, cực suy để thịnh''.
Lúc này nhóm người của Dũng cũng vừa tới
Hưng hỏi:
'' Lân huynh nói gì mà suy mà thịnh vậy''
Lân chỉ nhẹ mỉm cười đáp:
''Ta đang nghĩ chuyện câu cá thôi, cá nhỏ câu hết thì sẽ tới cá to''.
Hưng lại gãy đầu:
''Đệ là người thô lỗ, lời huynh nói đệ không hiểu gì cả, nhưng đệ biết chắc huynh không nói chuyện câu cá''
Lúc này Dũng mới nói:
''Tên tiểu tử này hay nói bóng gió, đôi lúc ta thấy hắn có nhiều điểm không giống ngày xưa, không biết có phải ngã đập đầu nên bị di chứng không''.
Long vỗ vai Dũng nói:
''Ta thân với hắn nên cũng hiểu đôi chút, chắc là hắn đang nói chuyện bắt đầu tiến đánh các huyện. Mấy ngày này, Nhạc thống lĩnh đang ráo riết chuẩn bị về lương thực và điểm quân. Chuyện họp bàn để mở rộng địa bàn sẽ diễn ra trong nay mai thôi''.
Đợi mọi người nói xong Lân mới hỏi:
''Cả ba người tìm ta có việc gì à''
''Chúng ta đến để bàn chút chuyện về lần tiến đánh này, dù sao thì ngươi cũng là người có cái nhìn sâu sắc hơn bọn ta'' – Dũng đáp
Lân nói:
''Ở đây ngồi không tiện lắm, cứ qua chỗ bàn đá hôm trước của ngươi rồi nói''.
Khi tất cả đã ngồi xuống Lân mới chậm rãi nói:
''Lần ra quân lần này xem như là sự khởi đầu cho việc công khai đối chiến với với triều đình, nên nó rất quan trọng, khả năng quân ta sẽ dốc hết toàn lực''
Dũng không phục nói:
''Điều này là không thể, ngươi đã học qua binh pháp thì nên hiểu rõ việc hành binh đánh trận, quân số không thể điều động đi toàn lực, vì chúng ta còn phải bảo vệ doanh trại, quân bảo vệ hậu cầu, lương thực…''
Lân cười nói:
''Việc bảo vệ quân lương, cũng như các kho binh khí, thuốc nổ thì phải có người rồi. Ta không nói quân số đó, cái ta nói là quân số mà các ngươi đang huấn luyện. Sở dĩ ta nói như vậy có ba nguyên do chính:
Thứ nhất là để tạo nhuệ khí cho quân ta thì trận đầu tiên phải chiến thắng, không những thắng mà còn phải thắng dễ dàng, thắng áp đảo
Thứ hai là quân số ở các huyện tương đối ít so với quân ta, nếu như ta nhanh chóng chiếm lấy phủ đệ, ngăn chặn thông tin truyền đi lên trên thì chúng ta càng có nhiều thời gian để chuẩn bị nghênh chiến quân lực của Trấn, Dinh
Thứ ba là không chỉ chiếm một vài nơi mà ta còn phải công chiếm mở rộng ra các hướng chính, nắm giữ các địa bàn trọng yếu. Các nơi đã chiếm xong phải để lại một bộ phận binh lực trấn giữ và cai quản''.
Nghe tới đây thì cả ba người đều gật gù đồng ý. Theo cách nói của Lân thì quả đúng là cần một lượng lớn binh lực.
Long lên tiếng hỏi:
''Nghe ngươi nói rất hay, vậy ngươi đã huấn luyện quân mình ra sao rồi''.
Lân từ tốn đáp:
''Các ngươi ngày đêm luyện quân, ta tuy ít trong quân hơn các ngươi nhưng những đội trưởng do ta sắp xếp đều rất kỷ luật, một vài trận pháp quân ta đã thuộc nằm lòng, còn duyệt binh thì đều răm rắp (cái này Lân lấy từ thời hiện đại mà áp dụng vào, Lân còn huấn luyện cho quân vũ bị luyện tập phương pháp đánh du kích). Ta có hỏi qua ý kiến của thống lĩnh về việc ban thưởng cho quân và đã được đồng ý, nên quân ta nếu luyện tập tốt sẽ có thưởng, dù sao thì ta cũng là một ông chủ mà, haha''
Cả ba người mặt mày bí xị, đúng là nói chuyện với người giàu thật là tức c·hết'.
Của cải tài lực Lân mang cho nghĩa quân cũng rất nhiều, vì trong giai đoạn xây dựng và buôn bán xi măng độc quyền đã giúp Lân thu về một khoảng lớn tiền, vàng. Lân đóng góp cho nghĩa quân 7 phần, chỉ giữ lại 3 phần.
Khi bốn người đang bàn chuyện thì có một con rắn to bò ra, chỉ thoáng bất ngờ, cả bốn người rất nhanh hợp lực bắt con rắn ấy. Tuy rằng sức lực của nó rất mạnh nhưng đối đầu với bốn đại cao thủ thì chỉ như một bé na đáng thương.
Lúc này có một người lính chạy đến báo:
''Bẩm bốn vị, thống lĩnh có lệnh, chiều nay giờ Thân sẽ tổ chức một buổi nghị sự, các vị tới đúng hẹn''.
Long đáp:
''Chúng ta sẽ đến đúng giờ''.
Khi người lính truyền tin rời đi, cả bốn người cũng quay trở về chuẩn bị để tới phòng nghị sự.
Khi tất cả các đầu lĩnh có mặt đầy đủ Nguyễn Nhạc mới đứng lên nói:
''Nay lòng dân ở nơi này đã hoàn toàn hướng về chúng ta, quan quân các huyện vẫn còn ăn chơi hưởng lạc chưa hay biết gì, ấy chinh là thời cơ của chúng ta phất cờ nổi dậy''
''Ngày mai ta sẽ lập đàn tế trời đất, sắc phong tước vị cho các đầu lĩnh tiến hành đưa quân chiếm lấy các phủ huyện''
Nói rồi Nhạc lấy ra một sa bàn có ghi chú các huyện, trấn, thành… ra cho các đầu lĩnh xem
Diệu lên tiếng:
''Nhạc thống lĩnh, chúng ta sẽ tiến đánh nơi nào trước''.
Nhạc đáp:
''Trước tiên là 2 huyện Bồng Sơn và Phù Ly, ta sẽ dời quân xuống Kiên Thành làm nơi đại doanh, sau đó tiến đánh Tuy Viễn
Thành Quy Nhơn nằm giữa Tuy Viễn và Phù Ly, chúng ta giáp công từ 2 phía ắt sẽ lấy được thành. Quy Nhơn là vị trí chiến lược nằm trên trục chính bắc nam, chiếm được thành Quy Nhơn sẽ chia cắt được quân triều đình nhà Nguyễn ở 2 phía Bắc-Nam
Nhưng trước tiên để tạo thanh thế và vững lòng tin cho nghĩa quân, chúng ta phải tạo ra một sự kiện thần bí, làm lòng quân thêm hăng hái, các vị ở đây có ai đưa ra kế sách gì không''.
Lúc này Lân mới lên tiếng:
''Ngày xưa Hán Cao Tổ chém bạch xà mà phất cờ, nay ta cứ như vậy mà làm theo thôi''.
Mọi người đều gật gù đồng ý với ý tưởng ấy, còn về con rắn to thì vừa khéo bốn người Lân, Long, Dũng, Hưng vừa bắt được.
Ngày hôm sau
Nguyễn Nhạc lập một bàn tế trời đất rất long trọng, sau khi bái tế trời đất Nguyễn Nhạc xưng là Đệ Nhất trại chủ, Nguyễn Thung làm Đệ Nhị trại chủ, Huyền Khê làm Đệ Tam trại chủ. Các đầu lĩnh được sắc phong:
Trần Quang Diệu phong chức Đô Đốc
Nguyễn Văn Tuyết phong chức Đô Đốc
Trần Quang Diệu phong chức Đô Đốc
Võ Văn Dũng phong chức Đô Đốc
Đặng Văn Long phong chức Đô Đốc
Nguyễn Văn Lộc phong chức Đô Đốc
Lý Văn Bưu phong chức Đô Đốc
Phan Văn Lân phong chức Đô Đốc
Bùi Thị Xuân phong chức Đại Tổng lý
Võ Đình Tú phong chức Đổng lý
Lê Văn Hưng phong chức Đề Đốc
Và nhiều chức vị khác cho các viên đội trưởng. Lúc này Lân mới thầm nghĩ '' Xem như có chút thay đổi, nếu như theo lịch sử thì Phan Văn Lân chỉ được phong là Nội Hầu, thấp hơn các chức vị Đô Đốc, Đề Đốc, Tổng Lý, một sự khởi đầu thuận lợi''
Sau khi sắc phong xong cho các tướng lĩnh thì có một con rắn lớn từ đâu bò ra, binh sĩ xem đó là điềm không lành.
Nguyễn Nhạc rút thanh Độc thần kiếm của mình ra mà quát:
''Ta lấy nghĩa cứu dân mà phất cờ khởi nghĩa, nghiệt súc từ đâu đến làm r·ối l·oạn lòng quân''
Nói rồi Nhạc cầm kiếm lao đến chém bay đầu rắn. Quân lính thấy thế thì reo hò ầm ỷ
Nguyễn Nhạc giơ tay lên cho ba quân giữ im lặng rồi nói:
''Con nghiệt súc này muốn làm loạn quân tâm, nay ta chém đầu nó lấy máu để tế cờ, Hán Cao Tổ phương Bắc ngày trước cũng chém bạch xà cản đường mà thống nhất thiên hạ. Nay ta cũng chém mãng xà mà khởi nghĩa ắt sẽ thống nhất được giang sơn này''
Quân lính nghe những lời ấy thì phấn khích vô cùng, thề trung thành với Nguyễn Nhạc.
Tháng 8 năm Quý Tỵ (1773) Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa. Thiên hạ phong vân nổi lên từ đây.