Chương 51: Lương Sơn Tá Quốc
Sau khi áp giải Huy Linh về thành. Diệu liền sai người cấp báo cho trại chủ. Nhạc được tin thì họp bàn lại với các tướng lĩnh:
''Hai kẻ Nhưng Huy và Tứ Linh dấy quân làm loạn, nay đã bị đô đốc Diệu bắt sống mang về Quy Nhơn, hiện đang giam ở ngục tối, theo như các vị ta nên xử trí ra sao''
Tú đáp ngay:
''Kẻ này tính ác đã quen, nếu không g·iết đi e sẽ còn gây họa''
Nhạc trầm ngâm một lúc rồi nói:
''Dù sao họ cũng đã theo ta từ những ngày đầu, có công lớn trong việc hạ thành Quy Nhơn, nay ta lại g·iết đi, sợ rằng lòng người sẽ nguội lạnh các anh hùng nghĩa sĩ không dám đến phò trợ. Các vị xem có thể lấy công mà trừ đi tội, tha cho về lại An Tượng''
Lân chậm rãi nói:
''Nếu như mạc tướng không lầm thì trong thư gửi, đô đốc Diệu đã xin lệnh trại chủ được chém đầu hai người này. Tuy rằng hai tướng Huy, Linh có công, nhưng công nhỏ không bù được tội lớn, giữ lại trong quân là nuôi ong tay áo, cho về An Tượng là thả hổ về rừng''
Thấy Nhạc vẫn còn đang khó nghĩ, Lân nói tiếp:
''Trại chủ muốn lấy nhân nghĩa mà thu phục lòng người, nhưng hai kẻ này làm ác đã nhiều, q·uấy n·hiễu dân chúng, làm lòng dân oán hận, không thể giữ lại. Khi chém đầu, chỉ cần bố cáo tội trạng trước toàn thể mọi người, chúng ta sẽ càng có thêm được lòng tin của dân chúng, gặp ác trừ ngay không vị tình riêng''
Mọi người cũng gật gù đồng ý
''Truyền lệnh của ta, mang hai kẻ giặc c·ướp kia bố cáo tội trạng, sau đó xử chém''
Nhận được tin của trại chủ, Diệu cho quân áp giải Huy, Linh ra pháp trường.
Cả hai biết mình khó thoát khỏi c·ái c·hết nên không hề lo sợ mà cười nói với nhau trên đường ra pháp trường. Đọc xong tội trạng, Diệu ra lệnh hành hình, Huy, Linh nhìn nhau cười mà nói to:
'' Ðược thì vểnh râu, thua thì đứt cổ'' rồi cả hai cười vang.
Sau cuộc nghị sự Nhạc chỉ giữ lại mình Lân, cho quân canh gác lùi ra xa. Lúc này Nhạc mới nói:
''Lân huynh biết rõ các tướng lĩnh đều muốn chém hai kẻ kia nên thuận theo đó mà khuyên nhủ, vậy huynh có thật sự hiểu được ý của đệ''
Lân mỉm cười nói:
''Trại chủ không đơn giản vì hai chữ nhân nghĩa mà tha tội cho họ. Cái chính là ngài muốn chúng tướng càng thêm ra sức cho nghĩa quân, yên tâm trổ hết tài hoa''
Nghe xong lời này, Nhạc thoáng kinh ngạc, nhưng liền trở lại bình thường, cố ý dò xét thêm:
''Huynh nói vậy là vì đâu? ''
Lân từ tốn đáp:
''Khi Lưu Bang thống nhất thiên hạ, phong tước vị cho các công thần, mọi người ai nấy đều tranh công. Khi ấy vương triều mới lập liền rơi vào cảnh nội bội rối ren. Lưu Bang bèn hỏi Trương Lương nên làm thế nào.
Lương nói: “Bệ hạ vốn xuất thân áo vải, nhờ quần thần giúp sức mà lấy được thiên hạ. Nay bệ hạ làm thiên tử, người được phong lại là những người bạn cũ, thân tín như là Tiêu Hà, Tào Tham, còn những người bị g·iết lại là những người bình sinh bệ hạ thù oán.
Nay quân lại tính công trạng, thần cho rằng làm như vậy thì dù lấy cả thiên hạ cũng không đủ để phong cho mọi người. Họ sợ bệ hạ không thể phong cho tất cả, lại ngờ rằng mình sẽ bị g·iết vì những lỗi lầm ngày trước, cho nên họp nhau mưu làm loạn đó thôi.
Nghe vậy, Cao Tổ rầu rĩ hỏi: “Vậy trẫm phải làm sao bây giờ"? Trương Lương hỏi tiếp: “Trong số những người ngày thường bệ hạ vẫn ghét mà các quan đều biết thì ai là bị ghét hơn cả? ”.
Lưu Bang nói ngay: “Ung Xỉ vớí trẫm là chỗ quen biết cũ, thường làm trẫm khốn khổ, nhục nhã. Ta muốn g·iết hắn nhưng vì hắn lập được nhiều công trạng cho nên không nỡ".
Nghe vậy, Trương Lương liền hiến kế: “Nay mau phong cho Ung Xỉ trước, để tỏ cho các quan biết. Các quan thấy Ung Xỉ được phong thì người nào cũng sẽ yên tâm".
Lưu Bang bèn đặt tiệc rượu, phong Ung Xỉ làm Thập Phương hầu, và giục gấp Thừa tướng, Ngự sử phải lo việc định công lao, phong đất đai. Tiệc rượu tan, các quan đều mừng rỡ nói: “Ung Xỉ mà còn được phong hầu, thì bọn ta chẳng phải lo nữa! ”.
Trước kia, trại chủ không cho hai kẻ kia theo quân nam tiến là vì dè chừng bọn họ bản tính hung tàn, nhưng kẻ ngoài nhìn vào sẽ mang lòng ngờ vực, cho là ngài qua cầu rút ván, oán ghét bọn họ xuất thân lục lâm, nhân đó mà chèn ép khiến họ phải trốn lên rừng làm c·ướp. Nay lại danh chính ngôn thuận mà g·iết đi.
Quân ta có nhiều anh hùng cũng từng xuất thân trộm c·ướp, như đề đốc Lê Văn Hưng là một ví dụ. Khi lòng người đã ngờ vực, dè chừng thì tuyệt nhiên sẽ không ra sức thi triển tài hoa hết mình, lo sợ bản thân cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nay ngài chỉ cần tha c·hết cho bọn người Huy, Linh sẽ làm cho những ai nghi hoặc càng thêm an tâm, đối với ngài càng thêm kính phục.
Nghe những lời Lân nói mà Nhạc toát hết cả mồ hôi [tất cả mọi người đều chỉ thấy vẻ ngoài của ta, do dự vì chúng có công lao không nỡ g·iết đi, không ngờ Lân sư huynh lại có thể nhìn thấu cả tâm can của ta]
Nhạc chắp tay:
''Lân huynh quả là người tính xa trông rộng, chút ý nhỏ này của đệ không qua được mắt của huynh''.
Cánh quân do đô đốc Ngô Văn Sở xuôi nam đánh chiếm Phú Yên thì có một người nổi dậy dựng cờ khởi nghĩa chống lại quân Tây Sơn, một người quen cũ từng theo Nguyễn Nhạc- Châu Văn Tiếp.
Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, hai em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu.
Châu Văn Tiếp theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, Tiếp quen biết khá nhiều người nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú. . . Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bưu vì cùng nghề.
Biết tài Châu Văn Tiếp, Nguyễn Nhạc có cho người đến mời tham gia, nhưng Tiếp khéo từ chối. Để tạo cho mình một thế đứng trong việc mưu nghiệp lớn, bốn anh em Châu Văn Tiếp chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Trà Lương. Trong bốn anh em thì Tiếp là người vừa giỏi võ nghệ lại có tài trí hơn cả, em gái là Châu Thị Đậu tuy là phận nữ lưu nhưng tài nghệ võ công không thua kém ai.
Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Lần này nghĩa quân Tây Sơn lấy khẩu hiệu phò Tá Hoàng Tôn Dương, tiêu diệt quyền thần nên Tiếp đã đồng ý tham gia nghĩa quân. Nhưng khi kéo binh đến Quy Nhơn thì Châu Văn Tiếp mới hay Nguyễn Nhạc chỉ lấy danh nghĩa như vậy để chia rẽ nội bộ triều Nguyễn. Tiếp liền rút quân về núi cũ chiêu binh mãi mã dựng cờ khởi nghĩa. Một tráng sĩ từ phương xa, họ Lê tên Văn Quân mang theo vài chục người, xin được gia nhập và được phong làm chức trộm chó. (ủa cái gì vậy! ! ! ).
Quân gia nhập nghĩa quân trổ hết tài hoa, từ võ công đến luyện quân đều rất vượt trội.
Cô em gái là Châu Thị Đậu thấy tài nghệ của Quân thì đem lòng mến mộ, cả hai đều là người có võ nghệ cao cường, lại cùng trang lứa với nhau nên nhanh chóng trở thành một đôi tâm đồng ý hợp. Tiếp nhận thấy Quân là người dũng cảm, thiện chiến nên đã tác thành cho em gái và Quân thành vợ chồng.
Tiếp tập hợp nghĩa quân được hơn nghìn người, nuôi chí chống lại quân Tây Sơn, phò tá chúa Nguyễn. Mùa xuân năm Giáp Ngọ, khi đại quân do Ngô Văn Sở thống lĩnh đánh chiếm Phú Yên, Tiếp liền dựng cờ khởi nghĩa chống quân Tây Sơn. Cờ thêu bốn chữ lớn Lương Sơn Tá Quốc.